Shadow

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng nộp thuế TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Thuế tiêu thụ đặc biệt có đặc điểm gì? Những đối tượng nộp thuế TTĐB là gì? Để giải đáp các câu hỏi trên các bạn theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là sắc thuế đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ nằm trong danh mục nhà nước quy định cần điều tiết sản xuất hoặc hướng dẫn tiêu dùng.

Với cách hiểu như vậy, thuế TTĐB có các đặc điểm nổi bật sau đây:

Một là, thuế TTĐB thuộc loại thuế gián thu. Thuế TTĐB được cấu thành trong giá bán hàng hoá, dịch vụ do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, dịch vụ. Người nộp thuế TTĐB là người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ chịu thuế TTĐB . Người chịu thuế TTĐB là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB.

Hai là, thuế TTĐB là thuế tiêu dùng một giai đoạn. Thuế TTĐB chỉ đánh một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ. Các quốc gia trên thế giới không đánh thuế TTĐB ở khâu kinh doanh thương mại.

Ba là, phạm vi điều tiết của thuế TTĐB không rộng. Số lượng đối tượng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB thường không nhiều và thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm:

– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã.

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật Đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuế TTĐB.

Như vậy trên đây kế toán thuế doanh nghiệp đã thông tin đến các bạn khái niệm, đặc điểm và đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn!

Theo dõi thêm về thuế TTĐB qua các bài viết:

Để hiểu rõ các nghiệp vụ kế toán thuế các bạn nên tham khảo các khóa học kế toán thực hành tại các trung tâm để được các kế toán trưởng nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *