Shadow

Các trường hợp truy thu bảo hiểm xã hội mới nhất

Truy thu bảo hiểm xã hội là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

>>>Xem thêm: Xác định tiền lãi chậm đóng hay trốn đóng bảo hiểm xã hội

I.Trường hợp truy thu bảo hiểm xã hội

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì Truy thu Bảo hiểm là việc cơ quan Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là “BHXH”) thu khoản tiền phải đóng BHXH, Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là “BHYT”), Bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi tắt là “BHTN”), Bảo hiểm tai nạn lao động (sau đây gọi tắt là “BHTNLĐ”, Bảo hiểm nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là “BNN”) của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN: học tin học văn phòng

1.Các trường hợp truy thu

1.1.Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau: học logistics

a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

1.2.Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

1.3.Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng. nguồn nhân lực là gì

1.4.Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ được thực hiện truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN với những trường hợp trên. Do thông tin chị cung cấp chưa rõ ràng, vì vậy trong trường hợp này chị cần yêu cầu cơ quan phải có văn bản giải trình rõ về căn cứ truy thu bảo hiểm xã hội của mình.

Bên cạnh khoản tiền bảo hiểm bị truy thu (do không đóng / không đóng đủ) thì doanh nghiệp còn phải nộp thêm lãi suất truy thu đối với các trường hợp trên.

Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu. 

Đối với trường hợp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN thì phải áp dụng mức lãi suất như sau: 

Trốn đóng trước ngày 01/01/2016

Mức lãi suất được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016.

Trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi:

Mức lãi suất được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

II.Thủ tục, hồ sơ truy thu bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp thuộc đối tượng bị truy thu BHXH, BHYT, BHTN phải nộp cho cơ quan BHXH quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở các giấy tờ sau:

– Đối với lao động theo Hợp đồng lao động: HĐLĐ từ 03 tháng trở lên (Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ) ; 

 Đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương, tiền công: Hợp đồng lao động (Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ), Bảng lương đăng ký, Bảng thanh toán tiền lương;

– Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương, tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu;

– Loại khác: Văn bản giải trình, thuyết minh ….., hoặc giấy tờ liên quan đến việc khoán sản phẩm, khoán công việc, ….. (nếu có);

– Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng: Biên bản làm việc về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động (theo Mẫu D04h-TS của Quyết định 595/QĐ-BHXH) hoặc kết luận kiểm tra.

Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian từ 06 tháng trở lên, cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra sẽ ra Kết luận thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Trong vòng 10 ngày, cơ quan BHXH sẽ giải quyết truy thu đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì thời gian giải quyết không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trên đây là các trường hợp doanh nghiệp bị truy thu bhxh theo quy đinh. Kế toán chú ý cập nhật thông tin để tránh bị sai sót, truy thu. Mong bài viết giúp ích được cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *