Shadow

Các phương thức thanh toán trong mua bán hàng hóa

1. Các phương thức thanh toán khi mua hàng

a. Phương thức thanh toán trực tiếp:

Là sau khi nhận được quyền sở hữu về hàn hóa, doanh nghiệp mua hàng thanh toán ngay tiền hàng cho bên bán ( thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật)

b. Phương thức thanh toán trả chậm ke toan hanh chinh su nghiep

Thời điểm thanh toán tiền hàng sẽ diễn ra sau thời điểm ghi nhận quyền sở hữu về hàng hóa. Thông thường doanh nghiệp bán sẽ đặt điều kiện tín dụng cho doanh nghiệp mua trong đó quy định về thời hạn thanh toán cho phép, thời hạn thanh toán được hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có).

c. Nguyên tắc hạch toán

– Mọi khoản nợ của công ty phải được theo dõi chi tiết cho từng chủ nợ theo số nợ phải trả, số nợ đã trả và số nợ chưa trả.

– Nợ phải trả được kế toán ghi chi tiết theo chỉ tiêu số lương và giá trị theo quy đinh và chi tiết cho từng chủ nợ.

– Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính cho phép lấy số dư chi tiết của các tài khoản này để lên hai chỉ tiêu bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.

Để theo dõi cho tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho người bán, nhà cung cấp,… kế toán sử dụng TK 331 “Phải trả cho người bán”.

Kết cấu tài khoản:

Ghi bên NỢ:

– Thanh toán với người bán.

– Ứng trước tiền hàng cho người bán.

– Chiết khấu thanh toán trừ vào số nợ phải trả.

Ghi bên CÓ:

  • Số dư đầu kỳ: Số tiền phải trả cho người bán
  • Mua hàng chưa thanh toán
  • Điều chỉnh giá tạm chính

Số dư cuối kỳ bên có: Khoản nợ còn phải trả cho người bán.

Phương pháp hạch toán:

(1) Khi mua hàng hóa, dịch vụ chưa trả tiền người bán:

Nợ 1561, 627, 641, 642: Trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT

Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào

Có 331: Tổng số tiền thanh toán

(2) Khi ứng tiền cho nhà cung cấp hay trả nợ cho người bán:

Nợ 331: Số tiền phải trả cho người bán

Có 111, 112: Số tiền phải trả cho người bán

(3) Chiết khấu thanh toán mà công ty được hưởng do thanh toán sớm hơn thời gian quy định:

Nợ 111, 112, 331: Số tiền chiết khấu được hưởng

Có 515: Số tiền chiết khấu được hưởng

Phương thức thanh toán

2. Các phương thức thanh toán khi bán hàng

a. Phương thức thanh toán tiền trực tiếp

phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ được chuyển giao từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu về hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua. Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, séc,…

b. Phương thức thanh toán trả chậm

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ được chuyển giao từ người mua sang người bán sau một khoảng thời gian sau khi quyền sở hữu về hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua. Do đó, hình thành khoản công nợ đối với khách hàng. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết theo từng khách hàng và từng lần thanh toán. Nhằm để thu hút khách hàng thanh toán tiền sớm, doanh nghiệp có thể cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán.

Các trường hợp phát sinh trong quá trình thanh toán khi bán hàng:

– Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán:

Nợ 521(1,3): Theo giá chưa thuế

Nợ 333: Ghi giảm thuế GTGT

Có 111, 112, 131: Gía thanh toán

– Trường hợp phát sinh hàng bán trả lại:

Nợ 5212: Giá bán chưa thuế của hàng bán bị trả lại

Nợ 3331: Ghi giảm thuế GTGT

Có 111, 112, 131: Gía bán có thuế

– Đồng thời, phản ánh giá vốn hàng bán trả lại:

Nợ 1561: Trị giá vốn hàng bán trả lại

Có 632: giá vốn

– Trường hợp phát sinh chiết khấu thanh toán:

Nợ 635: Số tiền chiết khấu thanh toán

Có 111, 112, 131: Số tiền chiết khấu thanh toán

c. Nguyên tắc hạch toán

Để hạch toán các khoản phải thu của khách hàng kế toán sử dụng tài khoản 131 “Phải thu khách hàng”. Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của công ty với khách hàng về tiền bán sản phẩm hàng hóa…

Tài khoản này được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng, trong đó kế toán phân ra khách hàng trả đúng hạn và khách hàng có vấn đề để có căn cứ xác định mức dự phòng và qua đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Kết cấu tài khoản:

Ghi bên NỢ:

  • Số dư đầu kỳ: Số tiền phả thu của khách hàng
  • Khoản phải thu của khách hàng
  • Số tiền thừa trả lại cho khách hàng

Ghi bên CÓ:

  • Số tiền khách hàng trả nợ
  • Số tiền đã nhận ứng trước của khách hàng
  • Chiết khấu thanh toán cho khách hàng trừ vào số tiền ghi nợ

Số dư cuối kỳ bên nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng

Phương pháp hạch toán:

(1) Bán hàng hóa, sản phảm cho khách hàng chưa thu tiền:

Nợ 131: Tổng giá trị thanh toán

Có 511: Gía bán chưa có thuế GTGT

Có 3331: Thuế GTGT đầu ra

(2) Khi khách hàng thanh toán nợ trước thời hạn, doanh nghiệp chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi giảm nợ:

Nợ 635: Số tiền chiết khấu thanh toán

Có 131: Số tiền chiết khấu thanh toán

(3) Khi khách hàng thanh toán tiền hàng hoặc ứng trước tiền hàng:

Nợ 111,112: Số tiền thanh toán hoặc ứng trước

Có 131: Số tiền thanh toán hoặc ứng trước

(4) Khách hàng thanh toán bằng vật tư, hàng hóa

Nợ 152, 153, 156: Gía trị vật tư, hàng hóa chưa thuế GTGT

Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào

Có 131: Tổng giá trị vật tư, hàng hóa

>>> Doanh nghiệp bán hàng có nhiều giá khác nhau cần lưu ý những gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *