Shadow

Tính giá các đối tượng kế toán

Trình bày sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán; xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá và những loại giá được sử dụng trong kế toán.

Giải thích các nguyên tắc căn bản và các yêu cầu trong tính giá, từ đó nắm được nguyên tắc và kỹ thuật tính giá một số đối tượng kế toán.

1. Khái niệm và ý nghĩa của tính giá

Khái niệm: Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo giá trị để đo lường các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định

Tính giá bao gồm: Tính giá cho ghi nhận ban đầu, tính giá sau ghi nhận ban đầu

Ý nghĩa của tính giá ke toan hanh chinh su nghiep

  • Giúp xác định và tổng hợp nhiều thông tin cho công tác quản lý kinh tế.
  • Là điều kiện để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế (tập hợp các chi phí hoạt động để xác định kết quả kinh doanh).
  • Giúp kế toán ghi nhận, phản ánh các đối tượng kế toán khác nhau vào chứng từ, tài khoản và tổng hợp thông tin vào các báo cáo kế toán.

2. Yêu cầu của phương pháp tính giá

Chính xác: Toàn bộ chi phí hình thành nên tài sản của đơn vị phải được ghi chép, tính toán chính xác theo từng loại.

Thống nhất: Nội dung và phương pháp tính toán, xác định giá trị tài sản cùng loại giữa các đơn vị khác nhau phải như nhau.

Nhất quán: Phương pháp tính toán, xác định giá tài sản giữa các kỳ kế toán phải ổn định.

Giả định và nguyên tắc ảnh hưởng đến tính giá: Cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, nhất quán, khách quan, thận trọng…

3. Một số loại giá sử dụng trong kế toán

Giá gốc, giá trị hợp lý, giá thị trường, hiện giá, giá trị thuần có thể thực hiện, giá hạch toán

Giá gốc

  • Khái niệm: Là giá được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả. Hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận
  • Đặc điểm: Được ghi nhận tại thời điểm tài sản tham gia vào khối tài sản chung của đơn vị. Không thay đổi ngay cả khi giá của tài sản trên thị trường của tài sản thay đổi, trừ khi có quy định khác trong CMKT

Giá trị hợp lý

Khái niệm: Giá trị TS có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện: Giữa các bên có đầy đủ hiểu biết, trong sự trao đổi ngang giá

Giá trị thị trường

Giá của tài sản hoặc nợ phải trả được xác định (niêm yết) trên thị trường hoạt động

Hiện giá

  • Giá trị trị hiện tại của dòng tiền thuần sẽ nhận được từ việc sử dụng tài sản hoặc sẽ trả để thanh toán nợ
  • Hiện giá được sử dụng để định giá cho ghi nhận ban đầu, trong một số trường hợp không có giá gốc như TSCĐ thuê tài chính

Giá trị thuần có thể thực hiện

  • Số tiền hoặc tương đương tiền thuần sẽ thu được khi bán TS hoặc sẽ phải trả để thanh toán nợ hiện tại
  • Là giá bán ước tính trong điều kiện kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính cho việc hoàn thành và tiêu thụ
  • Giá trị thuần có thể thực hiện sử dụng để định giá sau ghi nhận ban đầu

Giá hạch toán

  • Khái niệm: Là giá do đơn vị xây dựng áp dụng khi việc xác định giá gốc khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được. Sử dụng cho từng đối tượng kế toán cụ thể. Chỉ sử dụng trong nội bộ đơn vị
  • Mục đích: giúp đơn giản bớt công việc tính toán và đảm bảo việc ghi sổ kế toán kịp thời
  • Đặc điểm: Có tính chất ổn định tương đối. Sử dụng tạm thời è Cuối kỳ kế toán, phải điều chỉnh giá hạch toán đã ghi sổ hàng ngày trở lại giá gốc
  • Cách lựa chọn: Thường sử dụng giá kế hoạch hoặc giá cuối kỳ trước làm giá hạch toàn cho kỳ này

4. Tính giá một số đối tượng kế toán

4.1. Tính giá tài sản cố định

Tính giá tài sản cố định hữu hình

  • TSCĐ HH được tính theo giá gốc è Giá gốc của TSCĐ HH được gọi là nguyên giá
  • Nguyên giá của TSCĐ HH:  Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ HH. Tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

TSCĐ hữu hình do mua sắm:

Nguyên giá = Giá mua + Các khoản thuế không được hoàn lại + Chi phí trước sử dụng

Tính giá tài sản cố định vô hình

  • TSCĐ VH được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá
  • Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí mà đơn vị phải chi ra để có được TSCĐ vô hình đến thời điểm tài sản đó được đưa vào sử dụng.

4.2. Tính giá hàng tồn kho

Các phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ

Phương pháp kê khai thường xuyên

Ở trong kỳ kế toán theo dõi và phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn kho (SL, GT) hàng tồn kho thường xuyên và liên tục

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ – giá trị hàng xuất trong kỳ

Ưu điểm của phương pháp này là quản lý chặt chẽ và xác định nhanh chóng và kịp thời số dư hàng tồn kho phục vụ cho quản lý kinh doanh

Nhược điểm: Khối lượng công việc kế toán quá nhiều để theo sõi hàng tồn kho

Phương pháp kê khai định kỳ

Trong kỳ kế toán theo dõi tình hình hàng nhập kho (GT, SL) tính giá trị thực tế hàng xuất kho

Cuối kỳ kế toán kiểm kê để xác định SL, GT hàng tồn kho cuối kỳ để tính giá trị thực tế hàng xuất kho

Giá trị hàng xuất trong kỳ = Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ – Giá trị hàng tồn cuối kỳ

Tính giá NVL, CCDC, hàng hóa nhập kho

Trường hợp đơn vị mua ngoài

Giá thực tế = giá mua – Chiết khấu TM, giảm giá hàng mua, giá trị hàng mua trả lại + Các khoản thuế không được hoàn lại + Chi phí khác

Tính giá NVL, CCDC, hàng hóa, thành phẩm xuất kho

Có 4 phương pháp tính giá hàng xuất kho, tồn kho

Nhập trước xuất trước (FIFO): giá trị hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất trước

Gía bán lẻ: Thường được sử dụng trong ngành bán lẻ

Thực tế đích danh: Hàng nhập với giá trị nào sẽ được xuất đúng giá trị đó

Bình quân gia quyền: Bình quân giá quyền liên hoàn, bình quân giá quyền cuối kỳ

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX

Hạch toán ngay mỗi khi phát sinh nghiệp vụ nhập, xuất và sử dụng nhóm TK 15

Giá xuất kho có thể lựa chọn một trong ba cách tính: FIFO, BQGQ, GTT đích danh

Giá gốc của hàng tồn kho cuối kỳ = Tồn ĐK + Nhập – Xuất

4.3 Tính giá chứng khoán

Giá chứng khoán = Giá vốn = Chi phí thực tế mua

Giá thực tế mua = Giá mua + Chi phí đầu tư: chi phí môi giới, tư vấn, phí khác

  1. Khi thu hồi CK, giá vốn được xác định theo PP bình quân gia quyền liên hoàn.
  2. Tại thời điểm lập BCTC, kế toán lập dự phòng giảm giá chứng khoán khi có bằng chứng về sự giảm giá chứng khoán è phản ánh giá trị thuần của chứng khoán.

4.4 Tính giá ngoại tệ, vàng bạc, đá quý

Tính giá vàng bạc, đá quý

Giá nhập kho: Giá thực tế = Giá mua + Chi phí liên quan

Giá xuất kho: Áp dụng phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho

>>> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *