Shadow

Cách Xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế

Xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế. Kế toán hàng tồn kho rất quan trọng, bạn làm không tốt sẽ dẫn đến tình trạng phải xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách hoặc hàng tồn trên sổ sách nhiều hơn so với thực tế.

Tình trạng phải xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế chủ yếu xảy ra ở các đơn vị buôn bán thương mại. Bài viết sau đây, Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn Cách Xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế

>>>> Xem thêm: Thuế vãng lai là gì? kê khai thuế Giá trị gia tăng vãng lai ngoại tỉnh như thế nào

I. Những  lý do dẫn đến việc cần phải xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế

  •  Không kiểm soát tốt sổ sách kế toán về hàng tồn kho, chỉ nhìn thấy hàng thực tế trong kho còn và xuất hóa đơn bán hàng mà không kiểm tra trên sổ sách kế toán.
  • Mua hàng không lấy được đầu vào, hoặc mua hàng trôi nổi, nhưng khi bán hàng, vì khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn nên phải xuất. – “Bán hóa đơn” cho khách hàng chứ không bán hàng hóa thực. Vì đã xuất hóa đơn nên kế toán phải phản ánh lên sổ sách là xuất ra, nhưng không thực hiện lấy hóa đơn đầu vào vì thấy kho thực tế vẫn còn => dẫn đến âm kho.
  • Mua hàng chưa thanh toán, người bán chưa xuất hóa đơn, nhưng kế toán đã xuất hóa đơn bán hàng. Đến khi thanh toán, người bán mới xuất hóa đơn, khi đó ngày trên hóa đơn mua vào lại sau ngày trên hóa đơn xuất ra khóa học kế toán thực hành
  • Và nhiều trước hợp khác có thể gặp phải… Tất cả những trường hợp trên đều dẫn đến hàng tồn kho bị âm so với sổ sách.
  • Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế  hoc ke toan hanh chinh su nghiep o dau tot

học kế toán thuế tốt nhất

Xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế

>>> Xem thêm >>> Hộ kinh doanh cá thể trên 10 lao động có phải thành lập doanh nghiệp không

II. Cách xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế như thế nào để cho hợp lý?

Trước tiên phải khẳng định rằng, có đầu vào thì mới có đầu ra. Đó là “đạo lý” và bạn hoàn toàn có thể không thể thắng được khi giải trình với cơ quan thuế. Vấn đề là cán bộ thuế có “nương tay” mà chấp nhận cho bạn không hay thôi. học logistics ở đâu tốt

Dưới đây bạn có thể tham khảo một vài phương án đã được thực tế kiểm chứng và được cơ quan thuế “nương tay” chấp nhận.

– Nếu vì lý do là do bên mua chưa thanh toán, nên bên bán không xuất hóa đơn, thì đây là lỗi do bên bán. Bạn là kế toán bên mua, bạn nên tổng hợp đầy đủ hồ sơ mua hàng với ngày tháng của giao dịch mua hàng này trên tất cả các hồ sơ từ hợp đồng, thanh lý hợp đồng (nếu có), phiếu xuất bên bán, phiếu nhập bên mua, biên bản giao nhận hàng hóa…đều là ngày trước ngày bán ra của lô hàng bị âm đó. (tội người bán là xuất hóa đơn sai thời điểm, người bán bị phạt 4trđ – 8trđ – “ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”).

– Những trường hợp còn lại dẫn đến âm kho, vẫn có thể sử dụng cách giải quyết như trên, nhưng phải có sự đồng ý của người bán (nếu được).

– Bạn cũng có thể sử dụng cách vay, mượn hàng hóa tạm thời để giải quyết cho thời điểm âm. Vì theo hướng dẫn của Khoản 2, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC: “2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau: … “Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.”

Tất nhiên bạn phải có một “người bạn doanh nghiệp thân thiết” khác và họ đồng ý giúp bạn xử lý trường hợp này.

– Cách khác, nếu bạn phát hiện việc âm kho này sớm thì có thể dùng cách nguy hiểm hơn là “mua hóa đơn” đầu vào, với ngày hóa đơn là trước ngày bạn đã xuất bán.

– Trường hợp không còn cứu cánh nào khác thì có thể bạn phải chấp nhận mất toàn bộ giá vốn của lượng hàng bị âm đó bằng cách lấy hóa đơn bán lẻ (không phải hóa đơn tài chính) hoặc lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn. Thực hiện nhập kho bình thường để không bị âm kho.

Nhưng toàn bộ chi phí sẽ không được chấp nhận do không có hóa đơn tài chính đầu vào (hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo phương pháp VAT trực tiếp). Cách này chỉ sử dụng khi phải xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế là ít.

Chi phí giá vốn bị mất đó bạn có thể dùng các chi phí khác bù đắp vào, như các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp (xăng xe, điện thoại, tiếp khách, công tác phí, lương, phụ cấp…).

Cuối năm khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh số giá vốn không được CQT chấp nhận vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN để vẫn đảm bảo thu nhập chịu thuế đúng với pháp luật thuế.

– Nếu bạn không phát hiện ra việc sai sót này, mà để khi thanh tra thuế mới phát hiện ra thì có thể sẽ lãnh phạt 20trđ – 50trđ cho tội sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Không có phương án nào là tối ưu hoàn toàn, trên đây chỉ là một số gợi ý khi bạn phải xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế. Nếu bạn có phương án khác, bạn có thể chia sẻ với mọi người  bằng cách bình luận bên dưới bài viết này. Điều cần làm là bạn nên cẩn trọng hơn trong công tác kế toán của mình.

Các bạn có thể tham khảo thêm về các khóa học Kế toán tổng hợp thực hành thực tế, khóa học kế toán thuế để bổ sung thêm kiến thức kế toán cho mình nhé!

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *