Shadow

Vì sao hỗ trợ chi phí vận chuyển lại bị truy thu thuế và phạt?

Thời gian gần đây, một số công ty phản ánh khoản chi phí vận chuyển cho khách hàng bằng cách giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) khi bán hàng bị cơ quan thuế truy thu thuế GTGT và xử phạt vi phạm về thuế. Bài viết này phân tích bản chất của sự việc và mong nhận được sự tham gia thảo luận của các chuyên gia nhằm làm sáng tỏ vấn đề, góp phần giải tỏa bức xúc cho các doanh nghiệp. nên học kế toán thực hành ở đâu

Vì sao hỗ trợ chi phí vận chuyển lại bị truy thu thuế và phạt?

Việc hỗ trợ chi phí vận chuyển căn cứ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”) thì: chiết khấu thương mại (CKTM) là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Sau đây là một ví dụ mô tả những phát sinh trong thực tế: công ty A là bên bán, công ty B là bên mua, bên A cam kết với bên B là nếu mua hàng đạt khối lượng 100 sản phẩm thì sẽ được khoản CKTM 100 đồng. học logistics ở đâu tốt

Sau đó, do lo sợ mất khách hàng nhưng lại không muốn thay đổi đơn giá bán cho mỗi sản phẩm của mình nên bên A đồng ý ngoài khoản CKTM như cũ, bên A sẽ hỗ trợ chi phí vận chuyển cho bên B bằng cách giảm tiếp giá bán cho bên B 4 đồng/sản phẩm, nâng tổng chiết khấu lên 500 đồng/sản phẩm.

Một ngày đẹp trời, anh cán bộ thuế xuống thanh tra thuế công ty A, cho rằng: chi hỗ trợ phí vận chuyển, hỗ trợ khách hàng lâu năm… là những khoản công ty A không được đưa vào CKTM để giảm trừ trên hóa đơn! học kế toán thực hành ở hà nội

Số tiền thuế GTGT (10%) công ty A bị cán bộ thuế truy thu khi bán 100 sản phẩm là 40 đồng. Ngoài ra, công ty còn bị phạt 20% số thuế GTGT bị truy thu và tiền phạt chậm nộp 0.05%/ngày tính từ lúc phát sinh đến lúc cán bộ thanh tra kiểm tra.

Giải quyết vấn đề vướng mắc này không nên bằng các nghị định, thông tư về thuế mà cần tiếp cận theo bản chất sự việc.

Những công ty trong các ngành công nghiệp nặng như sắt thép, các công ty buôn bán dựa vào số lượng lớn thì khoản hỗ trợ vận chuyển chỉ vài đồng/ki lô gam hay vài đồng/sản phẩm cũng sẽ rất lớn, lên đến vài chục tỉ đồng một năm là chuyện thường.

Khoản hỗ trợ vận chuyển này có đáng bị truy thu thuế GTGT và phạt hay không?

Không đáng, vì… học kế toán thuế ở đâu tốt

Giả sử công ty B có thuê vận chuyển với chi phí 4 đồng/sản phẩm với nhà vận chuyển N, công ty A thanh toán thay cho công ty B, vậy hóa đơn vận chuyển sẽ xuất cho công ty A, nhà vận chuyển N nộp thuế GTGT đầu ra, công ty A khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Lúc này số thuế GTGT mà Nhà nước thu được cũng không phát sinh thêm do công ty N nộp thì công ty A khấu trừ.

Thực chất số tiền thu được (net sale) của công ty A từ việc bán 100 sản phẩm vẫn là 9.500 đồng, vì giá bán đã chiết khấu là 9.900 đồng, trừ 400 đồng phí vận chuyển mà A phải chi cho N. Nếu giảm giá trên hóa đơn hay chi trả cho nhà vận chuyển N thì doanh thu (net) vẫn không thay đổi. học kế toán thực hành ở đâu tốt

Đối với công ty B, khi có hỗ trợ vận chuyển từ công ty A thì họ chỉ phải trả 9.500 đồng cho công A nhưng còn phải trả 400 đồng cho nhà vận chuyển N, vị chi là 9.900 đồng, giá chưa có thuế. Còn khi không có khoản hỗ trợ vận chuyển trực tiếp trên hóa đơn mà được bên A trả thay phí vận chuyển cho nhà vận chuyển N thì bên B phải trả cho bên A 9.900 đồng. Tóm lại, công ty B không bị ảnh hưởng gì trong hai trường hợp trên, giá vốn tính cho 100 sản phẩm vẫn là 9.900 đồng.

Bản chất của vấn đề là giá chỉ có 95 đồng/sản phẩm, còn doanh nghiệp muốn thể hiện giá trên hóa đơn cao hơn 95 đồng bao nhiêu là nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp và khoản chênh lệch này chính là khoản CKTM.

Chi phí vận chuyển

Và những ví dụ minh họa về chi phí vận chuyển

Giả sử có công ty X vẫn làm việc với khách hàng B như trên nhưng họ thống nhất với công ty B là không có hỗ trợ phí vận chuyển gì cả mà tất cả CKTM cho 100 sản phẩm là 500 đồng. Lúc này cán bộ thuế không có lý do gì để phạt.

Giả sử có công ty Y vẫn làm việc với khách hàng B như trên nhưng không có chứng từ bằng giấy mà chỉ thỏa thuận bằng lời với B là sẽ giảm giá như thế và cuối mỗi tháng trên hóa đơn vẫn thể hiện dòng CKTM 500 đồng. Lúc này cán bộ thuế cũng không có cơ sở gì để phạt. khóa học kế toán doanh nghiệp

Giả sử có công ty Z “cao tay” hơn cả công ty Y, bán hàng không có cả hợp đồng kinh tế, lúc này cán bộ thuế cũng không thể phạt công ty X, Y, Z như trường hợp công ty A ở trên.

Bài viết đưa ra các trường hợp công ty X, Y, Z là nhằm minh họa cho quan điểm không thể dựa vào các chứng từ nội bộ của công ty để tiến hành truy thu thuế và xử phạt.

Tiếp cận vấn đề theo bản chất

Công ty A có ba sự chọn lựa: nên học kế toán thực hành ở đâu

Thứ nhất, giá mỗi sản phẩm là 96 đồng, CKTM chỉ là 1 đồng/sản phẩm nếu mua 100 sản phẩm, công ty B tự trả chi phí vận chuyển.

Thứ hai, giá mỗi sản phẩm là 100 đồng, CKTM là 5 đồng/sản phẩm nếu mua 100 sản phẩm, công ty B tự trả chi phí vận chuyển.

Thứ ba, giá mỗi sản phẩm là 100 đồng, CKTM là 1 đồng/sản phẩm, công ty A trả thay phí vận chuyển 4 đồng/sản phẩm cho công ty B.

Các chọn lựa trên là quyền của doanh nghiệp mà cơ quan nhà nước không được quyền can thiệp. Các chọn lựa trên không làm thay đổi giá vốn mua vào của bên mua và khoản thu được của bên bán, cũng không làm thay đổi số thuế GTGT mà Nhà nước thu được.

Người viết được biết cán bộ thuế cho rằng công ty A làm thế là để tránh thuế GTGT đầu ra 40 đồng. Đây là lập luận chưa thỏa đáng. Là doanh nghiệp, khi ở vị thế bán, cứ giảm giá bán là họ bị thiệt doanh thu, lợi nhuận. Việc giảm giá dù với bất kỳ lý do gì đều làm cho doanh nghiệp đắn đo vì quyền lợi của mình trước. Có thể nếu không giảm giá thì thiệt hại có khi còn nặng hơn là vì mất thị phần, hàng hóa tồn đọng. Từ không bán được hàng đến phá sản doanh nghiệp là khoảng cách rất gần và cuối cùng thì Nhà nước cũng thiệt hại tương ứng. học nguyên lý kế toán ở đâu tại hà nội

Giá cung, cầu gặp nhau ở mức 95 đồng/sản phẩm thì thuế GTGT đầu ra chỉ tính trên giá đó.

CKTM là khoản giảm giá cho người mua hàng với số lượng lớn, luật không có qui định doanh nghiệp phải đăng ký với bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào. Như vậy các thông báo chính sách bán hàng đến khách hàng là chứng từ nội bộ của doanh nghiệp và doanh nghiệp có toàn quyền thay đổi nó cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Cán bộ thuế không thể dựa vào các chứng từ nội bộ này để tính truy thu thuế và xử phạt như trường hợp công ty A ở trên. học kế toán ở đâu tốt tại hà nội

Khi thực hiện chính sách thuế qua các cuộc thanh kiểm tra thì cán bộ thuế nên thể hiện triết lý khuyến khích tính minh bạch của doanh nghiệp. Lấy ví dụ trường hợp công ty A nói trên, vì tính minh bạch, trung thực của mình mà bị phạt thuế. Trong khi đó, công ty X “chế biến” thông báo chính sách bán hàng của mình, công ty Y không làm thông báo chính sách bán hàng, công ty Z ngoài việc không làm thông báo chính sách bán hàng còn không làm hợp đồng kinh tế thì lại không thể bị phạt.

Nguyên nhân của vấn đề trên là do cách tiếp cận sự việc. Thay vì tiếp cận theo bản chất sự việc thì lại tiếp cận theo câu chữ định nghĩa về CKTM.

Hy vọng bài viết của Kế toán thuế doanh nghiệp sẽ giải đáp được Vướng mắc trong nộp tiền thuế nợ đối với doanh nghiệp trong thời gian được gia hạn nộp thuế

Nếu bạn đang muốn tìm khóa học kế toán thực hành ở đâu, bạn có thể tham khảo: Khóa học kế toán tổng hợp thực hành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *