Shadow

Quy định về thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới nhất

Quy định thuế giá trị gia tăng về đối tượng chịu thuế, không chịu thuế GTGT, đối tượng nộp thuế phương pháp tính cùng kê khai thuế GTGT sẽ được trình bày chi tiết dưới đây

1. Khái niệm giá trị gia tăng

Thuế GTGT là loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

  • Thuế GTGT tính vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ
  • Thuế GTGT đánh thuế qua các khâu:

+ Sản xuất thành phẩm

+ Kinh doanh thương mại

+ Kinh doanh dịch vụ

+ Nhập khẩu hàng hóa

2. Tác động tích cực của thuế GTGT

+ Khuyến khích sản xuất, xuất khẩu

+ Ngăn ngừa hiện tượng trốn thuế

+ Buộc người bán xuất hóa đơn chính xác

3. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế GTGT

– Đối tượng chịu thuế GTGT ke toan hanh chinh su nghiep

Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).

– Đối tượng không chịu thuế GTGT

Được quy định cụ thể trong Thông tư 219/2013/TT – BTC, Thông tư 151/2014/TT – BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, điển hình là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như: hàng hóa, dịch vụ được nhà nước ưu đãi, khuyến khích phát triển thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất muối, y tế, giáo dục, dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội…

Thuế giá trị gia tăng

4. Đối tượng nộp thuế GTGT

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh).

– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là người nhập khẩu)

5. Phương pháp tính thuế GTGT

  • Phương pháp khấu trừ
  • Phương pháp trực tiếp

a. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra * Thuế suất thuế GTGT

Thuế GTGT đầu vào = Doanh số của hàng hóa, dịch vụ * Thuế suất thuế GTGT mua vào được khấu trừ

Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Cơ sở kinh doanh tại Việt Nam:

  • Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
  • Doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên
  • Tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
  • Nộp thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ liên quan hoạt động dầu khí

Xác định thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế GTGT * Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra

Thuế suất thuế GTGT

  • 0%: nhóm hàng hóa xuất khẩu, dịch vụ vận tải quốc tế
  • 5%: hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
  • 10%: hàng hóa, dịch vụ còn lại

Xác định giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra:

Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT: giá tính thuế GTGT là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT

Xác định giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra:

Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, chịu thuế TTĐB: giá tính thuế GTGT là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, đã bao gồm thuế TTĐB

Xác định giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra:

Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, chiu thuế TTĐB, chịu thuế BVMT: giá tính thuế GTGT là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, đã bao gồm thuế TTĐB, đã bao gồm thuế BVMT

Hàng hóa nhập khẩu:

Giá tính thuế GTGT = Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế NK phải nộp + Thuế TTĐB + Thuế BVMT

Trong đó:

Thuế nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu * Thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế TTĐB của cửa hàng NK = (Giá tính thuế NK + Thuế NK)*Ts(TTĐB)

Giá tính thuế GTGT đầu ra đối với một số trường hợp khác:

Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT bán có hình thức giảm giá, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng: giá tính thuế GTGT là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT và là giá đã giảm, đã chiết khấu cho khách hàng

Giá tính thuế đối với sp, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ (TT119/2014/TT-BTC, 25/08/2014

Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sx) dùng để trao đổi, biếu tặng, cho, trả thay lương:

  • Giá tính thuế = Giá chưa thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này

Đối với hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp

  • Giá tính thuế = giá tính theo giá trả một lần chưa thuế GTGT (không gồm các khoản lãi trả góp, trả chậm)

Đối với hoạt động nhận gia công hàng hóa:

Giá tính thuế = Giá gia công theo hợp đồng gia công chưa thuế GTGT + tiền công + chi phí nguyên liệu + chi phí động lực + chi phí VPL + chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa

Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt:

Giá tính thuế = Giá trị công trình, hạng mục công trình hay phân công việc thực hiện bàn giao chưa thuế GTGT

Kinh doanh bất động sản

  • Giá tính thuế GTGT = Giá chuyển nhượng – Giá đất được trừ để tính thuế GTGT

Kinh doanh bất động sản

– Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất của Nhà nước, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất trúng đấu giá

– Trường hợp thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước

Đối với hàng hóa dịch vụ sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết,..

Giá tính thuế = Giá thanh toán / (1+ thuế suất thuế GTGT)

Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược:

Giá tính thuế = Số tiền thu được còn lại / (1 + thuế suất thuế GTGT)

Đối với dịch vụ theo hình thức lữ hành, hợp đồng kí với khách hàng theo giá trọn gói ( ăn, ở, đi lại)

Giá trọn gói được xác định là giá bán đã có thuế GTGT

Giá tính thuế = Giá trọn gói / ( 1 + thuế suất thuế GTGT)

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Khấu trừ toàn bộ

Khấu trừ một phần

Tài sản cố định là xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống

Hàng hóa mua vào chịu thuế dùng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo

Thanh toán không dùng tiền mặt: Chuyển khoản qua ngân hàng; mua trả góp, trả chậm; Trao đổi, cần trừ nợ

Khấu trừ thuế GTGT đầu ra

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Có hóa đơn chứng từ

Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Hàng hóa dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa bán ra chịu thuế (trừ thuế GTGT của TSCĐ phục vụ cho người lao động được khấu trừ toàn bộ)

Thời gian khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Mua vào tháng nào thì được khấu trừ hết tháng đó

Mua hàng vào trong tháng nhưng không bán hết

Nếu hàng hóa dịch vụ mua vào trong tháng nhưng quên kê khai khấu trừ ?

Thuế GTGT đầu vào không thuộc trường hợp và không đủ điều kiện được khấu trừ thì xử lý như thế nào

b. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

– Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng

Đối với các đối tượng khác:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng; doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện.

– Hộ, cá nhân kinh doanh;

– Tổ chức cá nhân khác nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

* Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % x với doanh thu.

– Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu

nguyên vật liệu: 3%

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

– Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT

6. Hoàn thuế GTGT

Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT:

Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu

CSKD mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì được xét hoàn thuế theo năm, trường hợp số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế

7. Kê khai và nộp thuế GTGT

Kể từ ngày 15/11/2014 theo điêu 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC:

– Khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với những Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề < 50 tỷ đồng.

Những Doanh nghiệp mới thanh lập thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý.

Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

Cách xác định đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng:

Khai thuế GTGT theo tháng áp dụng đối với những Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng.

– Những DN đang kê khai thuế GTGT theo quy mà có Doanh thu năm trước liền kề > 50 tỷ, muốn chuyển sang khai thuế GTGT theo tháng thì phải gửi thông báo cho cơ quan thuế theo Mẫu số 07/GTGT (ban hành kèm theo

Thông tư 151/2014/TT-BTC). Chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng

Thời kỳ kê khai thuế GTGT theo quý

– Việc thực hiện khai thuế GTGT theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.

– Những DN đang kê khai thuế GTGT theo quý thì chu kỳ ổn định đầu tiên được tính đến hết ngày 31/12/2016

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT:

– Kê khai thuế GTGT theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.

– Kê khai thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp.

8. Thời gian nộp hồ sơ và tiền thuế GTGT

Thời hạn nộp tiên thuế GTGT

Hạn nộp tiền thuế GTGT cũng là hạn nộp tờ khai (nếu có phát sinh).

>> Xem thêm: Thuế tài nguyên theo quy định mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *