Shadow

Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến giá thành sản phẩm, các bạn tham khảo nhé.

>>>Bài viết xem nhiều: học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

1. Giá thành là gi? Ý nghĩa của kế toán giá thành trong doanh nghiệp.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.

Đối với doanh nghiệp thì chỉ tiêu giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó quyết định đến kết quả sản xuất và ảnh hưởng tới thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Vì thế việc hạch toán và tính toán giá thành phù hợp với doanh nghiệp rất quan trọng và nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

2. Phân loại giá thành sản phẩm

Việc phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toasb tốt giá thành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt những yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm. Dựa vào các tiêu thức khác nhau mà giá thành được chia thành các loại sau đây:

a) Phân loại gía thành xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.

Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Gía thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, nó là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. khóa học tài chính doanh nghiệp

Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản lao động trong sản xuất. Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức giúp cho việc đánh giá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ. Sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia như sau:

Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. bảng đánh giá kpi

Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua kho). Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của các doanh nghiệp.

Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt kế giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm . Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm những phương pháp sau:

–  Phương pháp trực tiếp

–  Phương pháp hệ số

–  Phương pháp tỷ lệ ( định mức)

–  Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

–  Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

–  Phương pháp phân bước

>>>Bài viết xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *