Shadow

Hướng dẫn tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ

Tuỳ theo từng loại hình và lĩnh vực kinh doanh của mình, mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính giá thành sản phẩm phù hợp nhất. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ. 

>>Tham khảo thêm:

khoá học kế toán thuế chuyên sâu tốt nhất tại Hà Nội và tp.HCM

học kế toán hành chính sự nghiệp tốt nhất ở đâu

1. Điều kiện áp dụng phương pháp

Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên vật liệu thu được nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách (kích cỡ) khác nhau và giữa các loại sản phẩm không có một hệ số quy đổi.

– Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng như:

+ Công ty may mặc, sản xuất giày, dép. khóa học quản lý tài chính

+ Doanh nghiệp sản xuất ra các ống nước có quy cách khác nhau.

+ Các công ty dệt kim…

– Đối tượng hợp chi phí sản xuất: là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm.

– Đối tượng tính giá thành sản phẩm: là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.

2. Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ

–    Đối tượng áp dụng là các loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau trong cùng một doanh nghiệp (có thể khác phân xưởng).
–    Phương pháp này sử dụng nhằm giảm bớt khối lượng hạch toán.
–    Kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.
–    Tỷ lệ (định mức) ở đây chính là tỷ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức).
–    Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.

Theo phương pháp tính giá thành sản xuất này, để tính được giá thành trước hết phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành, tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức, … (tiêu thức phân bổ phải nhất quán trong kỳ kế toán).

– Giá thành sản xuất kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất, kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán  chi phí của kỳ kế  hoạch.

– Giá thành sản xuất định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, nhưng nó được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch.

Sau khi lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành sản phẩm thì kế toán tính giá thành như sau: hệ thống kpi

Bước 1: Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để tính tổng giá thành thực tế cho nhóm sản phẩm hoàn thành trong kỳ, theo công thức sau:

Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất

Bước 2: Tính tỷ lệ giá thành chung cho nhóm sản phẩm theo tiêu thức phân bổ đã lựa chọn( giá thành kế hoạch hay giá thành định mức) theo công thức sau:

tỷ lệ giá thành chung cho nhóm sản phẩm

Tổng tiêu thức phân bổ là tổng giá thành kế hoạch hoặc tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm (tất cả quy cách sản phẩm).

Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng quy cách, theo công thức sau:

Tính giá thành thực tế cho từng quy cách

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp

a) Ưu điểm:

– Dễ phát hiện những khoản chênh lệch về chi phí thực tế phát sinh so với định mức của từng khoản mục, đối tượng, khu vực chịu chi phí.
– Xác định nguyên nhân dẫn đến những thay đổi của chi phí.
– Giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích.

b) Nhược điểm:

– Sử dụng phương pháp này rất phức tạp.
– Đầu mỗi kỳ kế toán phải tính giá thành định mức cho từng khoản mục cấu thành nên giá thành trên nhiều phương diện khác nhau.
– Khó khăn trong việc tính chính xác định mức và phải liên tục kiểm tra lại tính thực tế của định mức.

4. Ví dụ cụ thể

Tại doanh nghiệp An Hòa sản xuất sp kệ inox A có 2 quy cách A1 và A2, chi phí trong tháng tập hợp được như sau (ĐVT : triệu đồng)
–    CP NVLTT: 2.750; CP NCTT: 390; CP SXC: 364
–    Không có sản phẩm dở dang.
–    Trong tháng đã hoàn thành nhập kho 1 SP A1; 100 SP A2, giá thành định mức từng quy cách sản phẩm như sau:
(ĐVT: triệu đồng)

bảng giá thành định mức từng quy cách sản phẩm

Theo số liệu trong kỳ và cách thức phương pháp tỷ lệ, kế toán lên được bảng tính giá thành cho mỗi sản phẩm như sau:

ĐVT: Nghìn đồng

bảng tính giá thành cho mỗi sản phẩm

Bảng tính giá thành sản phẩm A1 số lượng: 100

Bảng tính giá thành sản phẩm A1 số lượng

Bảng tính giá thành sản phẩm A2 số lượng: 100

Bảng tính giá thành sản phẩm A2 số lượng

>>>Xem thêm: Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *