Shadow

Doanh nghiệp mới thành lập được hưởng những ưu đãi gì?

Doanh nghiệp vừa mới thành lập phải chuẩn bị rất nhiều thử cả về tính pháp lý và vật chất, khá nhiều các khoản phí doanh nghiệp cần phải đóng  tuy nhiên lại bù lại DN cũng nhận được rất nhiều ưu đãi. Pháp luật đã quy định nhiều chính sách hỗ trợ DN mới thành lập, đặc biệt là các ưu đãi về thuế.

>>>Xem thêm: Các mức phí cần biết khi bắt đầu vận hành một doanh nghiệp

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế. Để được hưởng các ưu đãi nêu trên doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện nhất định, xem chi tiết tại công việc “Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp”. 

Tùy trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể được miễn thuế, giảm thuế đến 50% trong thời hạn nhất định; hưởng thuế suất ưu đãi 10-20%, xem chi tiết tại các công việc:

– Các khoản thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Ưu đãi về thuế suất.

– Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế.

– Các trường hợp giảm thuế khác.

2. Thuế giá trị gia tăng

Hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh sẽ quyết định việc doanh nghiệp đó có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không, và nếu có thì mức thuế suất được áp dụng sẽ là 0%, 5% hay 10%. nhân viên hành chính nhân sự

3. Thuế thu nhập cá nhân

Đối với cổ đông, thành viên, chủ doanh nghiệp, thu nhập có được từ doanh nghiệp là thu nhập từ đầu tư vốn nên được áp dụng mức thuế suất 5%. Công thức tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại công việc “Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn”.

Đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp, tùy theo mức thu nhập mà thuế suất được áp dụng và số tiền thuế phải nộp là khác nhau. Mỗi người lao động được giám trừ cho bản thân 9 triệu đồng và giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc 3,6 triệu đồng (nếu có), bên cạnh giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện.

4. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu thuế nhập khẩu, xuất khẩu bao gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. khóa học về nhân sự

– Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Ưu đãi thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế. Doanh nghiệp chỉ được hưởng ưu đãi khi thuộc các trường hợp và hoàn tất thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Điều 2 của Nghị định 108/2015/NĐ-CP phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ các trường hợp quy định tại Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Điều 3 của Nghị định 108/2015/NĐ-CP).

Mức thuế suất dao động từ 05 -150 % tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 của Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế).

Trong một số trường hợp và đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và Điều 6, Điều 7 của Nghị định 108/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp được giám thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế.

>>Bài viết tham khảo:

học kế toán thực hành tổng hợp ở đâu tốt nhất

học kế toán hành chính sự nghiệp tốt nhất ở đâu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *