Shadow

Xử lý chi phí không có hoá đơn đầu vào mới nhất

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp có khá nhiều các khoản chi phí không có hoá đơn như: chi phí mua hàng của người dân, cá nhân không có hoá đơn, chi phí vận chuyển, chi phí thuê nhân công ngoài, chi phí thuê nhà của cá nhân không có hoá đơn,…Những chi phí đó đưa vào chi phí hợp lý như thế nào? Tham khảo chi tiết bài viết sau nhé.

>>Bài viết tham khảo thêm: 

Đối tượng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân

học kế toán hành chính sự nghiệp tốt nhất ở đâu

1. Chi phí bán hàng, dịch vụ không quá hoá đơn

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì các khoản không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế gồm:

“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: khóa học trưởng phòng nhân sự

– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra 

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm). nghiệp vụ nhân sự

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”

Vậy để chi phí hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn vào chi phí hợp lý thì doanh nghiệp  cần những giấy tờ sau:

– Chứng từ thanh toán (tiền mặt)

– Bảng kê mua hàng không có hóa đơn

– Hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ

– Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ

Xử lý hoá đơn bán hàng không có hoá đơn đầu vào

2. Chi phí thuê nhà của cá nhân, hộ gia đình không có hoá đơn

Nếu số tiền thuê nhỏ hơn 100 triệu đồng/ năm thì cá nhân không phải nộp thuế TNCN và Thuế GTGT (vẫn phải nộp thuế môn bài). Doanh nghiệp đi thuê sẽ không có hóa đơn đầu vào để xử lý chi phí này.

Nếu số tiền thuế lớn hơn 100 triệu/năm thì cá nhân phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN và thuế môn bài. Cơ quan thuế sẽ cấp cho cá nhân hóa đơn bán lẻ. Đây là căn cứ để DN hạch toán chi phí. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ như sau để được tính là chi phí hợp lý.

– Chứng từ thanh toán

– Hợp đồng thuê nhà

– Chứng minh thư nhân dân của chủ nhà (bản sao)

3. Chi phí mua hàng, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh

– Nếu có mức doanh thu dưới 100 tr/năm thì cần:

+ Hợp đồng mua bán

+ Chứng từ thanh toán

+Biên bản bàn giao hàng hoá, dịch vụ

+ Bảng kê mua hàng không có hoá đơn Mẫu 01/TNDN

– Nếu có mức doanh thu từ 100 tr/năm trở lên thì cần:

+ Hợp đồng mua bán

+ Biên bản bàn giao hàng hoá, dịch vụ

+ Hoá đơn bán hàng( mua của Chi cục Thuế)

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (vì có hoá đơn)

4. Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển sẽ được chuyển sang chi phí nhân công

– Nếu lương của người vận chuyển trên 2 triệu đồng/tháng thì DN cần chuẩn bị các giấy tờ như: Hợp đồng lao động thời vụ, bảng lương có đầy đủ họ tên của cá nhân, chứng từ thanh toán và chứng minh nhân dân của cá nhân thuê vận chuyển (bản sao). Khi thanh toán lương thì kế toán phải khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân vận chuyển.

– Nếu lương của người vận chuyển dưới 2 triệu/tháng thì doanh nghiệp  cũng chuẩn bị các giấy tờ như trên nhưng không khấu trừ thuế TNCN của người vận chuyển khi thanh toán lương.

>>>Bài viết hay: khoá học kế toán thực hành cho người mới bắt đầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *