Shadow

Thủ tục nộp thang, bảng lương lần đầu cho doanh nghiệp

Xây dựng thang bảng lương là vấn đề quan tâm của nhiều doanh nghiệp mới thành lập. Hồ sơ thủ tục nộp thang lương, bảng lương lần đầu như thế nào? bao gồm những gì? Nộp hồ sơ ở đâu? Kế toán Lê Ánh xin gửi đến bạn thủ tục, hồ sơ nộp thang, bảng lương lần đầu cho doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Các trường hợp NLĐ nghỉ làm nhưng vẫn có lương

1. Đối tượng xây dựng lập thang bảng lương

– Những doanh nhgiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động Thương binh xã hội quận, huyện nơi Doanh nghiệp đóng địa bàn.

– Những DN đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp về cho Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện khóa học chứng chỉ kế toán trưởng online

– Kể từ ngày 01/11/2018 khi Nghị định số 121/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì:Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thủ tục nộp thang, bảng lương lần đầu cho doanh nghiệp

2. Trình tự gửi thang, bảng lương lần đầu

Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định.

Bước 2: Gửi bộ hồ sơ thang lương, bảng lương về Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

3. Hồ sơ nộp thang, bảng lương lần đầu

– Thang lương, bảng lương

– Công văn đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương

– Bảng quy định tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh ngành nghề, công việc trong thang lương, bảng lương.

– Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương.

– Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp không có tổ chức công đoàn thì lấy ý kiến của tập thể người lao động trong doanh nghiệp khóa học xây dựng thương hiệu tuyển dụng

+ Công văn xác nhận không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở (Nếu dưới 10 lao động)

+ Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương: Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (nếu có). Bản sao giấy chứng đăng  ký kinh doanh. Ngoài ra, có thể còn một số giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu của Phòng quản lý lao động quận (huyện) nơi DN đặt trụ sở chính…

– Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

– Nơi nộp:

+ Đối với DN sử dụng từ 50 lao động trở xuống: Nộp tại trụ sở UBND cấp huyện.

+ Đối với DN sử dụng từ 50 lao động trở lên: Nộp  tại trụ sở cơ quan Sở Lao động TB&XH.

– Phí, lệ phí: Không có học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

Lưu ý khi tiến hành nộp thang, bảng lương

– Đối với các doanh nghiệp mới thành lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đi vào hoạt động:

+ DN phải khai trình việc sử dụng lao động cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với DN  thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở , chi nhánh, văn phòng đại diện.

Như vậy, các bạn cần ghi nhớ ngoài nộp thang lương, bảng lương ra còn phải báo cáo, khai trình sử dụng lao động. Ngoài ra khi có sự thay đổi về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hay mức lương đang thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiệ tại thì doanh nghiệp cũng cần nộp lại hệ thống thang lương bảng lương.

>>>Bài viết được xem nhiều: khoá học kế toán thực hành cho người mới bắt đầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *