Shadow

Những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

Pháp luật kinh doanh có quy định cụ thể về những trường hợp thực hiện hoạt động kinh doanh mà không phải đăng ký kinh doanh tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP

Theo đó những cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập. Những cá nhân mà chúng ta sẽ xét đến sau đây là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

Xem thêm: Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không có trong giấy phép kinh doanh

Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh

Có 7 đối tượng không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh thứ nhất là:

  • Những người bán dạo, bán hàng rong. Họ hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong) bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; Sản phẩm thường là những mặt hàng nhỏ lẻ được sử dụng trong đời sống hàng ngày như: Bánh, kẹo, thức ăn, hoa quả, hoa tươi, sách báo,… c & b là gì

Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh thứ 2 là:

  • Những người thực hiện hoạt động buôn bán vặt. Đây là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ, có hoặc không có đặc điểm có định. Những vật dụng nhỏ lẻ được nhắc đến như: ốp điện thoại, móc chìa khóa, vật trang trí nhỏ tự làm, …thường được trình bày ở các ngã ba, ngã tư.

Lưu ý: Không nhầm với hoạt động mua bán đồ ăn vặt, vì buôn bán đồ ăn vặt sẽ là hoạt động được nhắc đến tiếp theo.

đăng ký kinh doanh

Trường hợp không cần đăng ký kinh doanh thứ 3 là:

  • Buôn bán quà vặt quà bánh, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định. Các bạn cần lưu ý đồ ăn, nước uống chỉ là những quán ăn, hàng nước nhỏ nhé. Đơn cử như những quán hàng ăn, hàng nước dựng ở vỉa hè, những quán hủ tiếu gõ,…

Đối tượng thứ 4 không phải đăng ký kinh doanh là:

  • Những người buôn chuyển mua hàng hóa từ nơi khác về để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ. Hình ảnh quen thuộc để nhận diện đối tượng này chính là những chiếc xa máy, xe lam lấy hàng ở các khu chợ đầu mối rồi bán lại ở các khu chợ khác hoặc bán dọc đường học kế toán tổng hợp thực hành

Đối tượng thứ 5 là

  • Những cá nhân thực hiện các dịch vụ có thu nhập thấp,” đánh giàu, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định

Lưu ý: Những cá nhân bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyển, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ không thuộc trường hợp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Đương nhiên những cá nhân đó vẫn phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật về không kinh doanh các mặt hàng cấm, tại các địa điểm cấm,…

Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh thứ 6

  • Những cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên khác không phải đăng lý kinh doanh. Hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể các hoạt động thương mại khác trong trường hợp này. Nên tùy vào những tình huống cụ thể để xem xét việc có phải đăng ký kinh doanh hay không

Đơn cử một hoạt động thương mại mà hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến, được nhiều cá nhân thực hiện là hoạt động buôn bán trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, instagram,…

Đối tượng không cần đăng ký kinh doanh thứ 7

  • Hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngử nghiệp, làm muối theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Đây là trường hợp duy nhất trong 7 đối tượng không phải là cá nhân kinh doanh hoạt động thương mại độc lập nhưng vẫn được miễn đăng ký kinh doanh

Trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau điểm qua 7 trường hợp các nhân, hộ gia đình kinh doanh không phải thực hiện đăng ký kinh doanh môn nguyên lý kế toán

Nhưng các bạn cần lưu ý không đăng ký kinh doanh không có nghĩa là những đối tượng này được tự do và không chịu sự quản chế của pháp luật, mọi hoạt động của các đối tượng trên đều phải tuân thủ pháp luật và chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng

Nếu các bạn đang muốn khởi nghiệp đầu tư kinh doanh mà không thuộc các trường hợp trên, đặc biệt là tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp thì cần lưu ý áp dụng theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP nhé.

Hy vọng bài viết về thông tin các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh sẽ hữu ích với bạn. Kế toán thuế doanh nghiệp chúc bạn thành công trong công việc!

Để có thể hiểu rõ và làm tốt các công việc kế toán ngoài việc tự trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế,  các bạn cũng có thể tham gia các khóa học kế toán thực hành tại trung tâm. Tham khảo bài viết để lựa chọn được địa chỉ học kế toán thực hành chất lượng: khóa học kế toán thực hành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *