Shadow

Những thay đổi lớn về lương và cách tính lương

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW và Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương và chính sách BHXH mà Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng ban hành, có những thay đổi lớn trong chính sách mà NLĐ cần phải biết:

>>Tham khảo thêm:

khoá học kế toán thực hành tổng hợp

học kế toán hành chính sự nghiệp tốt nhất ở đâu

1. Tăng mức lương tối thiểu vùng trong giai đoạn 2018-2020

Đối với giai đoạn này, mục tiêu của nhà là thực hiện điều chỉnh tăng mức LTT vùng để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ (không phải là nhu cầu sống tối thiểu như hiện hành).

Tăng mức lương cơ sở lên 1.390.000 đồng/tháng 

Nghị định 72/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2018 quy định tăng mức lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức từ mức 1.300.000 đồng/tháng lên mức 1.390.000 đồng/tháng, áp dụng cho các đối tượng cụ thể:

– Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008;

– Cán bộ, công chức cấp xã quy định theo Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008; kpi đánh giá hiệu quả công việc

– Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010;

– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP;

– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu; khóa học tài chính cho người không chuyên

– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Những thay đổi lớn về lương và cách tính lương
Những thay đổi lớn về lương và cách tính lương

2. Bãi bỏ lương cơ sở, áp dụng 5 bảng lương mới

Theo phương án cải cách chính sách tiền lương đối với NLĐ làm việc tại khu vực công, từ năm 2021 sẽ bãi bỏ lương cơ sở và áp dụng 5 bảng lương mới. Cụ thể:

Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

– Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

– Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

– Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.

– Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

3. Bãi bỏ 5 loại phụ cấp(Khu vực công)

Cùng với việc xây dựng 05 bảng lương mới, thì Nhà nước sẽ tiến hành bãi bỏ 5 loại phụ cấp đó là:

– Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).

– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ).

– Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội.

– Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản).

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

4. Áp dụng cách tính lương và phụ cấp theo lương cơ sở mới từ ngày 1.7.2018

Để phù hợp với mức lương cơ sở mới, tại Dự thảo hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở năm 2018 đã thay đổi các công thức tính lương và phụ cấp của cán bộ công chức, cụ thể:

Công thức tính mức lương:

Mức lương thực hiện từ ngày 1.7.2018 = 1.390.000 đồng x Hệ số lương hiện hưởng

Công thức tính các khoản phụ cấp theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp từ ngày 1.7.2018 = 1.390.000 đồng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

Công thức tính các khoản phụ cấp theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung

Mức phụ cấp từ 1.7.2018 = 1.390.000 đồng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1.7.2018 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung từ 1.7.2018 (nếu có) x Tỉ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu từ 1.7.2018 = 1.390.000 đồng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)

Công thức tính mức hoạt động phí

Mức hoạt động phí từ 1.7.2018 = 1.390.000 đồng x Hệ số hoạt động phí

>>>Xem thêm: Kiểm tra lương trước khi quyết toán thuế TNDN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *