Shadow

Cách kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ năm 2017

Kết chuyển thuế giá trị gia tăng được thực hiện vào mỗi cuối kỳ kế toán trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhằm giúp doanh nghiệp xác định số thuế GTGT còn phải nộp hoặc còn được khấu trừ trong kỳ. Bài viết sau đây, cơ sở đào tạo kế toán thực hành Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ mới nhất.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT mới nhất

1. Các nguyên tắc khi kết chuyển thuế GTGT 

Việc kết chuyển thuế giá trị gia tăng thực chất là việc cấn trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp, từ đó, doanh nghiệp xác định được số thuế GTGT doanh nghiệp còn phải nộp hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau.

Chỉ những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ mới thực hiện bút toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng. Thời điểm thực hiện bút toán kết chuyển là thời điểm cuối kỳ (thông thường với doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng thì thực hiện kết chuyển vào cuối tháng; doanh nghiệp kê khai thuế theo quý thực hiện kết chuyển vào cuối quý) học tin học văn phòng

Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT:

  • Nếu số thuế GTGT đầu vào < số thuế GTGT đầu ra => Khấu trừ hết số thuế đầu vào => Nộp số chênh lệch.
  • + Nếu số thuế đầu vào > số thuế đầu ra => Khấu trừ hết số thuế đầu ra => Số chênh lệch được chuyển sang kỳ sau khấu trừ tiếp.
Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT

2. Hướng dẫn kết chuyển thuế GTGT

B1: Tính toán số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp trong kỳ (khi chưa thực hiện bút toán kết chuyển)

Số Thuế GTGT đầu ra phải nộp = Tổng phát sinh bên có TK 3331 trong kỳ –  phát sinh nợ TK 3331 (phát sinh nợ của các TH hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán,…, không gồm số thuế GTGT đã nộp của kỳ trước).

B2: Tính toán số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ = Số Dư Nợ TK 133 đầu kỳ + số phát sinh bên Nợ TK 133 trong kỳ – số phát sinh có TK 133 trong kỳ (khi chưa thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT).

B3: So sánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp.

  • Nếu số thuế GTGT đầu ra > số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ => Kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, nộp phần chênh lệch.

Bút toán kết chuyển thuế: Nợ TK 3331/ Có TK 133: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

  • Nếu số thuế GTGT đầu ra < số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ => kết chuyển hết số thuế GTGT đầu ra phải nộp, số chênh lệch được khấu trừ tiếp vào kỳ sau.

Bút toán kết chuyển: Nợ TK 3331/Có TK 133: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp.

>>> Xem thêm >>> Thủ tục đặt in hóa đơn lần đầu theo quy định mới nhất

VD: Công ty Kế toán Lê Ánh trong năm 2016 có số thuế GTGT đầu ra còn phải nộp là 50.000.000 đồng, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 40.000.000 đồng.

Cuối kỳ, công ty Kế toán Lê Ánh hạch toán bút toán kết chuyển thuế GTGT như sau:

  • Nợ TK 3331: 40.000.000
  • Có TK 133: 40.000.000

Công ty Kế toán Lê Ánh còn phải nộp thuế GTGT là 50.000.000 – 40.000.000 = 10.000.000 đồng

3. Kiểm tra kết quả bút toán kết chuyển thuế GTGT

  • Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp > Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Số dư Có cuối kỳ TK 3331(Sau khi kết chuyển, chưa nộp thuế) = Chỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế GTGT.
  • Nếu số thuế GTGT đầu ra > số thuế GTGT đầu vào thì: Số dư Nợ TK 133 = Số liệu ở chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế GTGT.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: kiểm tra bút toán kết chuyển thuế gtgt cuối kỳ, ket chuyen thue GTGT, xác định số thuế gtgt phải nộp, cách kết chuyển thuế gtgt, , hạch toán kết chuyển thuế gtgt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *