Shadow

Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH mới nhất

Việc đóng BHXH cho người lao động được quy định trên mức tiền lương hàng tháng của người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên không phải tất cả các khoản thu nhập của người lao động đều được tính làm cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về các khoản phụ cấp phải tính để đóng BHXH

Căn cứ tại điểm 2.2 khoản 2 điều 1 Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 quy định:

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.”

Mức lương: mức lương ở đây mức lương được thoả thuận. Tức Tức là ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao đọng mà hai bên đã thỏa thuận. đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán. 

>>>Có thể bạn cần: khoá học kế toán thực hành cho người mới bắt đầu

Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm

Các khoản phụ cấp lương nhằm bù đắp các yếu tố về tính chất, điều kiện lao động; tính chất phức tạp của công việc; điều kiện sinh hoạt; mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng với người lao động chưa được tính đến hoặc tính đến chưa đầy đủ.

Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH mới nhất

Các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2019 không bao gồm: Các khoản phụ cấp đi cùng với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Theo Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2019 tại điểm a, khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH bao gồm: quản trị nhân sự

Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.”

Như  vậy Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. lớp kế toán trưởng

Trong đó phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm bao gồm:

– Phụ cấp chức vụ, chức danh;

– Phụ cấp trách nhiệm;

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thâm niên;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp lưu động;

– Phụ cấp thu hút;

– Các khoản phụ cấp có tính chất tương tự… chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm

Lưu ý: Các khoản phụ cấp lương này phải gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

>>>>Tham khảo: Các thủ tục cần làm khi lao động nữ nghỉ thai sản

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *