Shadow

Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Để thành lập được doanh nghiệp tư nhân, người sáng lập cần chuẩn bị rất nhiều vấn đề khác nhau. để thuận tiện và giảm tải bớt những vướng mắc các bạn chú ý những vấn đề trong bài viết sau nhé.

>>>>Tham khảo thêm: khoá học thuế chuyên sâu tốt nhất

Doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý một số vấn đề chung sau đây khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp:

1.Đặt tên cho doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Việc đặt tên cho doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp tư nhân rất quan trọng. Không chỉ mang ý nghĩa riêng mà tên doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Loại hình doanh nghiệp: được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”.

+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Trước khi đăng ký tên công ty, nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký theo quy định của Pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

– Không được đặt tên doanh nghiệp (cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài), tên viết tắt của doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên, tên viết tắt của doanh nghiệp khác; trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Các trường hợp bị coi là có tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định cụ thể tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

– Đồng thời, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty mình; trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Và, cũng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2.Trụ sở của doanh nghiệp 

Địa chỉ Trụ sở chính của doanh nghiệp phải được xác định, gồm: số nhà; ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại; số fax và thư điện tử (nếu có).

Những điều cần lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp trong Doanh nghiệp tư nhân

3.Ghi ngành, nghề kinh doanh

– Công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước; Sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Khi đó, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

4663
02

– Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật đó.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản.

6810
02

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật đó.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Hoạt động viễn thông khác

Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

6190
02

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; Đồng thời, thông báo cho Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

4.Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hiện tại, không có quy định mức vốn đầu tư hay vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà Pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó.

Doanh nghiệp có thể tham khảo các ngành, nghề có vốn pháp định tại tập tin đính kèm.

5.Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Về nguyên tắc thì người thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trường hợp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các thủ tục; thì phải nộp kèm trong hồ sơ thực hiện thủ tục các giấy tờ sau:

a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

b) Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục;

Hoặc, bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

>>>>Xem thêm: chậm báo tăng giảm lao động có bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tổng hợp những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân được biên soạn bởi đội ngũ admin của Kế toán thuế doanh nghiệp. Mong bài viết giúp bạn đọc dễ dàng xử lý công việc của mình.

Để hiểu rõ và nắm chắc được các kiến thức về kế toán, các bạn nên tham khảo thêm các khóa học kế toán tại trung tâm. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *