Shadow

Lập bảng lương hàng tháng tính như thế nào

Bạn chưa biết cách lập bảng lương hàng tháng như thế nào để tính theo chế độ kế toán mới nhất  như thế nào. Tham khảo ngay bài viết hướng dẫn lập bảng lương hàng tháng mới nhất năm 2017 do kế toán trưởng tại trung tâm Lê Ánh trình bày cụ thể trong bài viết này.

>>>xem thêmHộ kinh doanh cá thể trên 10 lao động có phải thành lập doanh nghiệp không

I. Tính và lập bảng lương hàng tháng theo phương pháp nào

Để lập bảng lương hàng tháng kế toán phải dựa vào hợp đồng lao động, phiếu xác nhận chứng từ, phiếu thu,chi … và những giấy tờ liên quan khác.

Bước 1:   Dựa trên chứng từ, hợp đồng như bảng chấm công, quy chế tính lương hàng tháng….

Bước 2:  kế toán phải hiểu rõ bản chất và chi tiết các côt đã được tính trong thang bảng lương để hiểu và năm rõ tính chất khi lập bảng lương hàng tháng để hiểu lương chính là gì, nó được lấy ở đâu?…

Bước 3: Cập nhật đầy đủ các chi tiết theo quy định hiện hành tại thang bảng lương áp dụng theo mức cơ tối thiểu là12.4% tính theo lương tối thiểu vùng tính theo nghị định 122/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 về mức lương tối thiểu hàng tháng như sau: hoc ke toan hanh chinh su nghiep o dau tot

  • Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng
  • Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng
  • Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng
  • Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng

Nghị định 122/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ doanh nghiệp trên đơn vị nào thì tính giá thành và áp dung theo mức lương ở đó.  Trong trường hợp doanh nghiệp có đơn vị và chi nhánh hoạt động trên các địa bàn khác nhau thì việc tính lương như sau, chi nhánh nơi nào sẽ tính lương theo quy định tại đó.

Bước 4: Điền số liệu vào các cột của bảng lương

Cột 1:  Điền lương chính và lương cơ bản

Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp được tính dựa theo mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp trả và không được thấp howng mức lương tối thiểu của vùng.  Lao động thử việc khi lập lương hàng tháng phải nhận được 85% so với lương chính.

Cột 2: Các khoản trợ cấp

Khi lập bảng lương hàng tháng về chi phí và các khoản trợ cấp sẽ dựa vào số liệu trên hợp đồng lao động để tính. Trường hợp trong hợp đồng lao động không nêu rõ thì tính dựa vào quy chế áp dụng của coong ty để áp dụng, bạn cần lưu ý khi tính phụ cấp như sau:

+ Phụ cấp trách nhiệm: Trước năm 2016, khoản phụ cấp này không bị tính vào lương đóng bảo hiểm bắt buộc. Từ năm 2016 sẽ bị tính vào lương đóng bảo hiểm bắt buộc và tính vào thu nhập khi chịu thuế TNCN, những người hưởng phụ cấp trách nhiệm là ban giám đốc công ty, trưởng phòng ban…

+ Phụ cấp ăn trưa: không được cộng vào lương để đóng bảo hiểm. Áp dụng tối đa khi đóng bảo hiểm được miễn tối đa là 680.000 đồng nhưng với thuế TNDN thì không bị khống chế.

+ Phụ cấp điện thoại: Không bị tính đóng bảo BHBB và tính thuế TNCN áp dụng theo công văn5274/TCT-TNCN Ngày 09/12/2015. Không được quy định mức tính quy định mức thuế với phụ cấp này.

+ Xăng xe: Không bị cộng vào để đóng BHBB, tính vào thu nhập chịu thuế khi tính TNCN.

hướng dẫn lập bảng lương được tính theo tháng

Cách lập bảng lương phải tính theo tháng 

Cột 3:  Chi phí hỗ trợ nhà ở

Chi phí này sẽ không bị tính cộng vào lương đóng bảo hiểm không bị cộng vào lương khi tính thuế TNDN áp dụng theo quy chế của công ty. Tuy nhiên khoản chi này sẽ bị chịu thuế khi tính thuế TNCN tuy nhiên khoản chi này không được quá 15% với tổng thu nhập chịu thuế phát sinh  sẽ không bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm them nếu có .  

Cột 4: Tổng thu nhập

Nhập bảng lương hàng tháng thì cột tổng thu nhập được xác định là toàn bộ lệ phí mà người lao động được hưởng hàng tháng.

Tổng thu nhập = lương chính + phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp ăn trưa + phụ cấp điện thoại + phụ cấp xăng xe + hỗ trợ nhà ở.

Cột 5: Ngày công thực tế khi lập bảng lương hàng tháng

 Ngày công thực tế được xác định chính là số ngày người lao đọng thi làm thực tế dựa trên bảng tính và chấm công hàng tháng. Khi tính ngày công thực tế kế toán vẫn phải tính theo quy định nhà nước với những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương.

  • Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
  • Tết Âm lịch 05 ngày
  • Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
  • Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)
  • Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch)
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

 Những trường hợp khác người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương:

  1. a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  2. b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  3. c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

Cột 6: Cột tổng lương thực tế

Khi lập bảng lương hàng tháng trong cột tính lương được xác định tổng thể trên cột tổng thụ nhập với ngày đi làm thực tế trọn 1 trong 2 cách trả lương của doanh nghiệp. Có 2 cách xác định tổng lương thực tế của người lao động.  Doanh nghiệp được chọn 1 trong 2 cách sau:

Cách tính 1: Lương thực tế = Tổng thu nhập / ngày công chuẩn của tháng x số ngày làm việc thực tế

Cách tính 2: Lương thực tế = Tổng thu nhập / 26 x  ngày công thực tế làm việc

(Việc để 26 hay 24 ngày là do doanh nghiệp quy định)

Cột 7: Cột Lương đóng bảo hiểm

 Quy định về lương đóng theo luật bảo hiểm sửa đổi 58/2014/ QH13 theo quy định mới nhất về mức lương và phụ cấp trong TT59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương và phụ cấp đóng BHXH:

+ Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, quy định về tiền lương tháng phải đóng BHXH chính là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

+ Từ ngày 01/01/2018 tiền lương tháng đóng BHXH là lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

+ Các khoản phụ cấp lương và bảo hiểm bắt buộc như phụ cấp chức vụ, doanh thu bảo hiểm cũng như thuộc phụ cáp chức vụ, phụ doanh thu, phụ cấp thâm niên, khu vực phụ cấp lưu động và các phụ cấp có tính chất tương tự.

+ Các khoản phụ cấp, hỗ trợ không phải cộng vào để tham gia BHXH bắt buộc gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Với lao động được ký hợp đồng từ 03 công ty trở nên thì sẽ được tính đóng bảo hiểm xã hội bằng lương chính + lương phụ cấp trách nhiệm.

hướng dẫn tính bảng lương theo tháng

 Lập bảng lương phải tính theo tháng như thê nào

Cột 8:  Tổng doanh thu và các khoản trích trừ vào lương

Nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ trích đóng BHXH năm 2016 được thực hiện theo quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:

Cụ thể về cách làm các cột trích vào lương:

+ Cột BHXH = 8% X lương đóng Bảo hiểm

+ Cột BHYT = 1,5% X lương đóng bảo hiểm

+ Cột BHTN = 1% X lương đóng bảo hiểm.

Cột 9:  Tính thuế thu nhập cá nhân

Sau khi các bạn đã tính ra số thuế TNCN phải khấu trừ của từng người thì các bạn ghi vào đây.

Cột 10:  Cột tạm ứng

Khi lập bảng lương hàng tháng nếu nhân viên tạm ứng tiền lương thì phải theo dõi sổ sách tạm ứng thu chi và phiếu chi hàng tháng. Cuối tháng, kế toán phải đưa các khoản tạm ứng cảu nhân viên đó vào cột tạm ứng để trừ đi chi phí khi xác định số tiền thưc lĩnh.

Cột 11:  Ghi giá trị vào cột số tiền thực lĩnh  

Trong khi lập bảng lương hàng tháng cho người lao động thì số tiền thực lĩnh chính là các khoản được giảm trừ phải tính như bảo hiểm (cột cộng), thuế TNCN, tạm ứng (nếu có)…

Thực lĩnh = Cột Tổng lương thực tế – Cột Cộng (các khoản trích trừ vào lương) – Thuế TNCN – Tạm ứng (Nếu có)

Cột 12: Trong cột ký nhận khi đóng bảo hiểm xã hội

Khi lập bảng lương hàng tháng trong cột ký nhận thì kế toán phải yêu cầu người lao động ký nhận và ghi rõ họ tên được coi là chi phí hợp lệ.

Nếu lập bảng lương xong và thanh toán tiền lương qua ngân hàng chỉ cần chứng từ kèm theo như Ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng sẽ được tính là chi phí hợp lệ.

Khi làm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương các bạn có thể hiểu rõ hơn trong các khóa học kế toán tổng hợp thự hành và khóa học kế toán thuế chuyên sâu tại trung tâm kế toán Lê Ánh.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công !

Từ khóa liên quan: mẫu bảng lương 2017, cách tính lương hàng tháng, mẫu bảng lương tính trên Excel, hướng dẫn lập bảng lương hàng tháng,cách hạch toán tiền lương và khoản trích theo lương bảo hiểm, cách làm bảng lương hàng tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *