Shadow

Kiểm tra báo cáo tài chính trước khi nộp

 

Kiểm tra Báo cáo tài chính trước khi nộp là điều không thể bỏ qua. Nó giúp bạn một lần nữa check lại toàn bộ dữ liệu kế toán của doanh nghiệp cũng như chắc chắn rằng báo cáo tài chính của mình đã OK hay chưa. Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn qua bài viết  :“Kiểm tra Báo cáo tài chính trước khi nộp”

>>>> xem thêm: Cách Xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách so với thực tế

I: Một số bút toán có thể bạn đang thiếu hoặc chưa hiểu bản chất?

1/ Đầu năm tài chính không chuyển lợi nhuận ke toan hanh chinh su nghiep

+ Nếu năm trước lãi:

Nợ TK 4212/ Có TK 4211

+ Nếu năm trước lỗ:

Nợ TK 4211/ Có TK 4212

2/ Có tăng vốn điều lệ làm tăng bậc thuế môn bài mà không biết, quên luôn làm tờ khai 01/MBAI (hạn 31/12/N) => Năm sau vẫn tính chi phí thuế môn bài như năm trước

3/ Chỉ hạch toán nộp thuế môn bài mà không hạch toán chi phí

+ Ghi nhận thuế môn bài phải nộp (hay quên)

Nợ TK 6422/6425

…….Có TK 3338

+ Chi tiền nộp thuế môn bài

Nợ TK 3338/ Có TK 112

(Các khoản nộp vào NSNN nên thông qua 333xx)

4/ Không hiểu bản chất bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

Nợ TK 3331/ Có TK 133

– Bút toán này có thể làm vào tháng hoặc quý tùy thuộc đơn vị bạn kê VAT theo tháng hay theo quý và chỉ DN áp dụng phương pháp VAT khấu trừ mới phải làm.

– Rất nhiều bạn hiểu sai bút toán này, cứ thấy kỳ này đầu ra lớn hơn đầu vào là bảo rằng không được khấu trừ thuế mà phải nộp thuế GTGT. Đúng là nếu đầu ra lớn hơn đầu vào thì là phải nộp thuế nhưng bạn vẫn được khấu trừ và số được khấu trừ là tối đa bằng số đầu vào.

– Cũng hầu hết các bạn đều nghĩ rằng nếu đầu vào lớn hơn đầu ra thì số được khấu trừ là số chệnh lệch đầu vào trừ (-) đầu ra, nhưng không phải vậy mà bạn được khấu trừ tối đa bằng đầu ra. Còn số chênh lệch đó sẽ chuyển tháng sau khấu trừ tiếp. (Chính vì vậy kế toán ta mới có câu nói với nhau rằng: số kết chuyển là số tiền nhỏ hơn của 1 trong 2 tài khoản).

tổng hợp các bút toán thực hiện cuối kỳ

Kiểm tra Báo cáo tài chính trước khi nộp

5/ Hạch toán tính lương vào chi phí thì lại lấy số tiền thực lĩnh. Số tiền để hạch toán vào chi phí là số tiền phải trả công nhân viên trước khi trích nộp cách khoản trừ vào lương

6/ Có hạch toán chi phí trả trước, TSCĐ nhưng không theo dõi để phân bổ hàng kỳ, dẫn đến thiếu chi phí và sai lệch giữa Cân đối tài khoản và Bảng tổng hợp theo dõi chi phí trả trước, Bảng khấu hao TSCĐ.

7/ Tính thuế TNDN mà không hạch toán

Rất nhiều bạn khi tạm tính để nộp thuế TNDN hàng quý chỉ hạch toán

Nợ TK 3334/ Có TK 111;112

Mà quên đi rằng trước khi ghi nợ TK 3334 bạn phải ghi có TK 3334 thì mới có cơ sở để nộp thuế.

– Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định

Nợ TK 8211/ Có TK 3334

– Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 /Có TK 111, 112,. . .

Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:

– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 3334/ Có TK 8211

– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 8211/ Có TK 3334

– Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334/ Có các TK 111; 112

Đối chiếu kiểm tra báo cáo tài chính

8/ Đối chiếu sổ sách kế toán

+ Trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản:

– Tổng Bên Nợ và Tổng Bên Có phải bằng nhau ở cả 3 thời điểm: Đầu kỳ, phát sinh và cuối kỳ…

– Tổng PS bên Nợ = Tổng PS bên Có = Tổng PS ở Nhật ký chung

– Các tài khoản đầu 1, 2 không có số dư bên Có trừ một số TK như 131, 138, 214, các TK dự phòng…

– Các tài khoản đầu 3, 4 không có số dư bên Nợ trừ một số TK như 331, 338, 421…

– Các tài khoản từ đầu 5 đến 9 không có số dư

+ Cuối kỳ chúng ta phải đối chiếu số liệu giữa sổ cái các tài khoản liên quan với số liệu của các tài khoản tương ứng đã tổng hợp được trên bảng cân đối số phát sinh, ví dụ:

– Sổ cái TK 111 khớp với sổ quỹ, khớp với số liệu của TK 111 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản

– Sổ cái TK 112 khớp với sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê ngân hàng, khớp với số liệu của TK 112 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản

– Sổ cái TK 334 khớp với số liệu tài khoản 334 trên bảng cân đối số phát sinh

– Sổ chi tiết 334 từng tháng khớp với bảng thanh toán tiền lương từng tháng

– Sổ cái TK 142,242 khớp với số liệu tương ứng của 2 TK này trên bảng cân đối số phát sinh. Số dư nợ đầu kỳ TK 142, 242 bằng giá trị còn lại của 2 tài khoản này ở thời điểm đầu năm trên Bảng phân bổ công cụ dụng cụ và chi phí trả trước. Số dư nợ cuối kỳ của TK 142, 242 bằng giá trị còn lại của 2 tài khoản này trên Bảng phân bổ công cụ dụng cụ và chi phí trả trước ở thời điểm lập báo cáo.

– Sổ cái TK 214 khớp với số liệu tài khoản 214 trên bảng cân đối số phát sinh. Số dư Có đầu kỳ TK 214 bằng Giá trị đã khấu hao trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Số dư Có cuối kỳ TK 214 bằng Giá trị phân bổ lũy kế trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

– Sổ cái các TK kho 152, 155, 156 khớp với các bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn tương ứng. Tổng hợp NXT từng vật tư, hàng hóa khớp với Thẻ kho tương ứng.

+ Hàng tháng/quý số liệu các TK 133, 3331 khớp với tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý:

– Số dư Nợ đầu kỳ TK 133 hàng tháng/quý bằng chỉ tiêu 22 trên tờ khai 01/GTGT hàng tháng/quý. Số dư Nợ cuối kỳ TK 133 bằng với chỉ tiêu 43 trên tờ khai 01/GTGT hàng tháng/quý

– Số dư Có cuối kỳ TK 3331 hàng tháng/quý bằng với chỉ tiêu 40 trên tờ khai 01/GTGT tháng/quý

– Thông thường nếu hóa đơn tháng/ quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau. Nhưng nếu hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý, hoặc có phát sinh khai bổ sung điều chỉnh VAT thì số dư nợ TK 1331 sẽ có sự khác biệt thường là lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43.

– Kiểm tra xem toàn bộ đầu vào đã đủ điều kiện khấu trừ hết hay chưa?

9.Khi lên báo cáo tài chình cần chú ý:

– Nếu bạn làm trên phần mềm kế toán thì việc lên báo cáo tài chính là đã được phần mềm tự động cập nhật. Công việc của bạn là kiểm tra, đối chiếu.

– Còn nếu bạn làm trên Excel thì để lên được báo cáo tài chính bạn cần tổng hợp được Bảng cân đối số phát sinh tài khoản của cả năm và các bảng tổng hợp liên quan để có căn cứ đối chiếu số liệu. Sau đó dựa vào bảng cân đối số phát sinh năm mà đưa số liệu lên báo cáo tài chính.

Khi lập báo cáo tài trính trên Excel bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

+ Khi lập bảng cân đối kế toán cần chú ý:

– Các tài khoản phải thu, phải trả khách hàng bạn không được bù trừ dư nợ và dư có để lập.

– Các tài khoản có dấu sao (*) phải ghi âm (-). Tuy nhiên cũng có những TK không có dấu sao nhưng lại có trường hợp ghi âm như: trường hợp lợi nhuận bị lỗ (421 dư nợ). Trường hợp nếu cuối kỳ 421 có dư hai bên thì bạn cần lấy bên Có trừ (-) bên Nợ và lấy kết quả đó ghi vào CĐKT mã lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

– Chú ý các chỉ tiêu liên quan đến tài khoản lưỡng tính 131, 331

– Để bảng CĐKT đúng thì Tổng tài sản phải bằng Tổng nguồn vốn.

+ Khi lập bảng báo cáo Kết quả kinh doanh cần chú ý:

– Số liệu được tổng hợp từ bảng cân đối phát sinh (hoặc một cách làm nào đó phù hợp). Tuy nhiên cần chú ý đối với các trường hợp DN bạn có các khoản giảm trừ doanh thu, hay điều chỉnh giá giảm. Nếu có những khoản đó khi lấy số liệu cho chỉ tiêu “DT bán hàng và cung cấp dịch vụ” thì số liệu là số đã trừ đi khoản điều chỉnh giá giảm.

– Trường hợp DN có hàng bán bị trả lại, khi đó tương ứng sẽ có một khoản giá vốn bị giảm. Tuy nhiên giá vốn không có các TK riêng để theo dõi phần giá vốn giảm như của doanh thu (bên DT có 521, 531, 532… theo dõi các khoản giảm trừ DT). Do vậy khi lập Kết quả kinh doanh bạn phải chú ý để lấy số liệu cho chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” – giá vốn này là giá vốn đã trừ đi phần giá vốn giảm. Nói cách khác số liệu của chỉ tiêu này là số liệu phát sinh bên Có TK 632 đối ứng với bên Nợ TK 911.

– Tương tự các TK chi phí khác cũng vậy.

– Để bảng KQKD đúng thì chỉ tiêu 60 – “Lợi nhuận sau thuế TNDN” sẽ bằng số dư của TK 4212 trên CĐ phát sinh tài khoản.

 Bạn có thể lấy số liệu lên Kết quả kinh doanh bằng cách tổng hợp dữ liệu từ NKC với số tiền là số phát sinh của các cặp tài khoản kết chuyển. Khi đó bạn sẽ không phải lo về các khoản điều chỉnh giảm giá hoặc các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí…

+ Khi lập bảng báo cáo Lưu chuyển tiền tệ cần chú ý:

Lưu chuyển tiền tệ đúng khi chỉ tiêu 70 – “Tiền và tương đương tiền cuối năm” phải bằng chỉ tiêu 110 trên cân đối kế toán.

+ Khi lập bảng Thuyết minh báo cáo tài chính cần chú ý:

– Phần thuyết minh cho doanh thu trong những trường hợp có giảm trừ

– Phần thuyết minh cho “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” – cần bóc tách từng yếu tố chi phí, không được trùng.

– Thuyết minh tài chính cần giải trình chính xác. Các bạn chú ý trên các biểu báo cáo CĐKT, KQKD, LCTT đều có cột “Thuyết minh” và những mã số thuyết minh trong các cột đó được giải trình ở Thuyết minh tài chính này.

>>> Sẽ không thể hết được các vấn đề về kiểm tra báo cáo tài chính trước khi nộp, nhưng trên đây là những yếu tố cơ bản mà các bạn cần phải biết để phòng tránh sai sót.

Việc kiểm tra báo cáo tài chính trước khi nộp sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn kỹ năng làm kế toán thực tế, cũng như kỹ năng lập báo cáo tài chính của mình. Sau khi phát hiện sai sót bạn sẽ phải tìm ra phương hướng giải quyết.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *