Shadow

Kế toán xây dựng cần phải biết khi nào nên xuất thẳng, khi nào nên nhập kho

Là dân kế toán lâu năm hay người mới vào nghề không phải ai cũng biết khi làm nào nên xuât thẳng, khi nào nên nhập kho. Kế toán Lê Ánh xin gửi đến bạn đọc cách hạch toán và xử lý nhanh trường hợp nhập kho vật liệu xây dựng cụ thể do kế toán trưởng trình bày trong bài viết này.

>>>>xem thêm:  Cách chuyển lỗ giữa các quý trong năm theo thông tư mới nhất của Bộ Tài Chính

Rất nhiều kế toán mới vào nghề chưa phân biệt được trường hợp kế toán khi nào nên xuất thẳng, khi nào nên nhập kho do đặc thù nghành xây dựng các nghiệp vụ hạch toán phức tạp hơn lĩnh vực sản xuất thương mại, dịch vụ khác.

Không chỉ kế toán mới vào nghề mà kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý hàng xuất nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ cũng sẽ gặp  khó khăn khi hạch toán hàng nhập kho hay xuất kho này.

Nguyên vật liệu nhập kho xuất thẳng

Kế toán xây dựng thường xuyên phải cần đối vật tư để biết khi nào nhập và xuất kho hợp lý

Ví dụ cụ thể về trường hợp công cụ dụng cụ khi nào nên xuất thẳng, khi nào nên nhập kho. Kế toán Lê Ánh có liên hệ thực tế sau: Dự án xây dựng chung cư tại Hà Nội cần 200 tấn thép theo dự toán. Khi hạch toán và thi công sẽ phát sinh thêm các trường hợp sau: khoá học hành chính sự nghiệp

TH1: khối lượng thực nhập, xuất trên hóa đơn < khối lượng dự toán

Kế toán dự toán ghi khối lượng là 200 tấn thép nhưng hóa đơn thực nhập về có khối lượng < = 200 tấn.

Khi thực hiện nghiệp vụ này, kế toán không cần nhập kho mà xuất thẳng sử dụng qua tài khoản( TK 621)

Nợ TK 621, 1331

  Có TK 111, 112, 331= 200 tấn

  • Các chứng từ kèm theo gồm có:
  • Phiếu chi hoặc hoạch toán
  • Ủy nhiệm chi nếu giá trị hóa đơn lớn hơn 20 triệu
  • Hợp đồng, thanh lý tài sản, công cụ dụng cụ
  • Biên bản giao hàng hoặc xuất kho bên bán
  • Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn thường

Phát sinh trường hợp: Kế toán nhập kho trước xuất sau thì hạch toán như sau:

Nợ TK 152, 1331

 Có TK 111,112,331= 200 tấn

 Chứng từ kèm theo khi nhập nhập rồi xuất gồm có:

Sau khi nhập kho kế toán tiến hành xuất kho để sử dụng nguyên vật liệu:

Nợ TK 621

     Có TK 152=100 tấn

Chứng từ cần có

  • Phiếu yêu cầu vật tư
  • Phiếu xuất kho

TH 02: Khối lượng hàng hóa thực nhập trên hóa đơn có giá trị lớn hơn khối lượng dự toán  

Khối lượng dự toán là 200 tấn  thép. Nhưng hóa đơn thực nhập doanh nghiệp mua về có giá trị lớn hơn là 250 tấn, kế toán có những cách hạch toán sau.

Cách thứ 1: Nếu hàng hóa không nhập kho mà xuất thẳng sử dụng qua TK 621

Nợ TK 621, 1331

 Có TK 111, 112, 331 = 250 tấn

Trường hợp này để xác định khi nào xuất thẳng, khi nào nhập kho cần chú ý với trường hợp xuất thẳng để sử dụng, giấy tờ cần những khoản sau:

  • Phiếu chi hoặc hoạch toán
  • Ủy nhiệm chi nếu giá trị hóa đơn > 20 triệu
  • Hợp đồng, thanh lý
  • Biên bản giao hàng hoặc xuất kho bên bán
  • Hóa đơn GTGT hoặc thông thường

Sau khi kết thúc chương trình, kế toán tiến hành nghiệm thu kho nhập lại 50 tấn thép không dùng đến như sau

Nợ TK 152

  Có TK 621= 30 tấn (kèm theo giấy tờ bắt buộc là Phiếu nhập kho)

 Lưu ý cho doanh nghiệp quyết toán khoản phát sinh thưa khi tính thuế TNDN:

Điều lưu ý trong trường hợp hạch toán khi nào nhập kho, khi nào xuất thẳng là kế toán phải bỏ số giá vốn tương đương 50 tấn thép vào chi phí quyết toán khi tính thuế TNDN. Vì khoản chi phí này chỉ được tính là chi phí kế toán, không được tính vào chi  phí giảm thuế TNDN vì rất dễ bị kiểm toán để ý khi có thanh tra thuế.

 Hạch toán vật tư xuấ thẳng không nhập kho

Trường hợp hàng hóa xuất thẳng được định khoản trực tiếp qua TK 621

Cách thứ 02: kế toán nhập kho rồi mới xuất (nhập đủ 250 tấn )

Thực hiện bút toán ghi nhận công nợ như sau:

Nợ TK 152, 1331

 Có TK 111, 112, 331= 150 tấn

Chứng từ cần có gồm:

  • Phiếu chi hoặc hoạch toán
  • Phiếu nhập kho
  • Ủy nhiệm chi nếu giá trị hóa đơn > 20 triệu
  • Hợp đồng, thanh lý, nhượng bán tài sản, công cụ dung cụ
  • Biên bản giao hàng hoặc xuất kho bên bán
  • Hóa đơn GTGT hoặc thông thường

Sauk hi nhập kho đủ 250 tấn thép, kế toán tiến hành xuất kho 200 tấn như dự kiến, chứng từ cần có:

Nợ TK 621

  Có TK 152= 200 tấn

  • Phiếu yêu cầu vật tư
  • Phiếu xuất kho

Hoặc kế toán có thể sử dụng cả 2 cách hạch toán trường hợp nhập rồi mới xuất như sau:

Nợ TK 621

  Có TK 111, 112, 331= 200 tấn

Nợ TK 152    

  Có TK 111,112, 331= 50 tấn

Chứng từ kèm theo:

  • Phiếu chi hoặc hoạch toán
  • Phiếu nhập kho tương đương 200 tấn
  • Phiếu nhập kho xuất thẳng
  • Ủy nhiệm chi nếu giá trị hóa đơn > 20 triệu
  • Hợp đồng, thanh lý
  • Biên bản giao hàng hoặc xuất kho bên bán
  • Hóa đơn GTGT hoặc thông thường

Như vậy tùy từng trường hợp cụ thể mà kế toán cần biết và nên hạch toán trong từng trường hợp khi nào nên xuất thẳng và khi nào nên nhập kho.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công !

Từ khóa liên quan: vât liệu nhập kho xuất thẳng cho công trình, nguyên liệu mua về xuất thẳng, hạch toán mua hàng gửi bán thẳng, mua hàng không qua kho, mua hàng không nhập kho bán luôn, bán hàng không qua kho,khi nào nên  xuất thẳng, khi nào nên nhập kho, vật liệu nhập kho xuất thẳng cho công trình,  nguyên liệu nhập kho xuất thẳng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *