Shadow

Hướng dẫn chi tiết cách lập báo cáo Mẫu BC26/AC trên HTKK

Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp, đây cũng là trách nhiệm mà doanh nghiệp phải làm với cơ quan Thuế. Tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp mà Doanh nghiệp có thể nộp Báo cáo theo tháng hoặc theo quý. Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn này như sau:

I. Xác định kỳ nộp Thuế theo tháng hay theo Qúy

1. Nộp báo cáo GTGT theo Tháng cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng

  • Doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 12 tháng.  ke toan hanh chinh su nghiep
  • DN sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in
  • DN thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hoá đơn của cơ quan thuế.

Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.

2. Nộp báo cáo GTGT theo Qúy cho các doanh nghiệp còn lại (Không có thông báo của thuế về việc doanh nghiệp của bạn thuộc loại rủi ro cao về thuế)

  • Thời hạn nộp là Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. Ví dụ: Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Quý I năm 2016 nộp chậm nhất là ngày 30/4/2016. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
  • Chú ý: Theo điều 27 của TT 39/2014/TT-BTC , trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn tức là không phát sinh hoạt động bán hàng (Xuất hóa đơn) thì vẫn phải làm Báo cáo THSD HĐ, trong đó ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0).
  • Việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được diễn ra trong vòng 12 tháng. Hết thời hạn trên, căn cứ vào tình hình nộp Thuế, nộp báo cáo sử dụng hóa đơn GTGT của doanh nghiệp, mà cơ quan Thuế có quyết định chuyển doanh nghiệp sang trường hợp nộp báo cáo theo Qúy hay không. Nếu không có quyết định của cơ quan Thuế, thì doanh nghiệp vẫn phải nộp báo cáo theo Tháng bình thường.

>>> Xem thêm: Quy định về hồ sơ, chứng từ đề nghị tạm ứng

II. Làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý hoặc theo tháng

  • Báo cáo làm theo mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC theo thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính.
  • Công cụ sử dụng: Phần mềm Hệ thống Kê khai Thuế mới nhất do Tổng Cục Thuế ban hành. Phần mềm này cho phép làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn GTGT theo cả quý và tháng. học kế toán tổng hợp ở đâu

Cách làm:

Các bạn mở phần mềm Hỗ trợ kê khai, chọn mục ” Hóa đơn” -> sau đó chọn “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC” –> Kê khai theo tháng hoặc kê khai theo quý. Công ty của bạn thuộc hình thức báo cáo theo Tháng thì chọn kê khai theo tháng, nếu thuộc báo cáo theo Qúy thì kê khai theo Qúy.

Chú ý: trên PM HTKK có 2 loại BC26/AC: học logistics ở đâu tốt

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC). (dùng cho đa số doanh nghiệp)
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng (BC26/AC).

Dành cho: Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hóa đơn. (Theo điều 27 của TT 39)

Màn hình kê khai sẽ xuất hiện như sau:

Các bạn tiến hành nhập các chỉ tiêu như sau:
– Cột  ” Mã loại hóa đơn“: các bạn click vào hình mũi tên đi xuống để chọn loại hóa đơn.
+ Các bạn làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn GTGT thì chọn “01GTKT“.
+ Các bạn làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bán hàng thì chọn “02GTTT“.
– Cột 2 ” Tên loại hóa đơn” : Phần mềm tự nhảy theo Mã loại hóa đơn (các bạn không cần điền). nên học kế toán ở đâu
– Cột 3 ” Ký hiệu mẫu hóa đơn” phần mềm sẽ tự nhảy theo ” Mã loại hóa đơn“. Lưu ý: phần mềm chỉ hiển thị ra 01GTKT hoặc 02/GTTT tức là ký hiệu của mẫu hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, Các bạn phải điền nốt các hậu tố còn lại, ví dụ Hóa đơn GTGT 3 liên và in theo mẫu lần 1 thì các bạn sẽ điền: 01GTKT3/001 ( các bạn lấy ở bên góc phải của tờ hóa đơn đầu ra dòng đầu tiên).
– Cột 4 ” Ký hiệu hóa đơn” : các bạn điền ký hiệu của hóa đơn trên hóa đơn đầu ra của công ty mình. ví dụ: AB/13P. ( các bạn lấy ở bên góc phải tờ hóa đơn đầu ra dòng thứ 2)
– Cột 5 ” Tổng số“: phần mềm tự tổng hợp kết quả (các bạn không thể điền)
– Cột số tồn đầu kỳ: Phần mềm tự động cập nhật từ số tồn cuối kỳ của tờ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước để chuyển sang. Nếu không thì các bạn điền như sau:
+ Cột 6 “từ số”: điền số nhỏ nhất trong các số hóa đơn chưa lập của kỳ trước.
+ Cột 7 “đến số”: điền số hóa đơn lớn nhất trong lần đặt in, đã làm thông báo sử dụng HĐ. Ví dụ bạn làm thông báo  phát hành 150 hóa đơn của kỳ trước, từ số 00001 đến 0000150, tuy nhiên trong kỳ bạn mới sử dụng hết 80 hóa đơn từ 00001 đến 000080. Như vậy số hóa đơn tồn bạn ghi ở cột 6 sẽ là 000081 và cột 7 là 0000150.

Nếu là lần đầu tiên bạn làm Báo Cáo THSDHĐ thì cột tồn đầu kỳ các bạn sẽ bỏ trống và điền vào cột 8 + 9.
– Cột số 8 và 9 “số mua/phát hành trong kỳ“: là số hóa đơn GTGT đặt in mà kỳ này các bạn đã làm thông báo phát hành, hoặc số hóa đơn bán hàng mà kỳ này các bạn đã mua của Chi cục thuế.

Ví dụ: Trong tháng, bạn đặt in 200 hóa đơn từ số 00001 đến 0000200, nhưng bạn chỉ phát hành 100 hóa đơn từ số 00001 đến 0000100. Như vậy thông tin bạn ghi trong cột 8 là 00001 và cột 9 là 0000100.

(Nếu trong quý đó các bạn không mua hóa đơn của chi cục thuế hoặc không phát hành thêm hóa đơn thì 2 cột này bỏ trống)
– Cột 10, 11, 12 ” Tổng số sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy” – máy tự tổng hợp.

Cột 15 – số xóa bỏ: là số hóa đơn đã lập nhưng do các bạn viết sai nên phải xóa bỏ ( mà các bạn gạch chéo, hoặc làm biên bản thu hồi đó)

Cột 19 – số Hủy: là toàn bộ những hóa đơn được hủy theo điều 29 của TT 39. Đó là những hóa đơn chưa từng sử dụng ( lập ) phải hủy bỏ ví dụ như: Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hoá đơn, công ty bạn giải thể, chia tách, sáp nhập… không tỉếp tục sử dụng hóa đơn. phải thành lập hội đồng hủy, có quyết định hủy và phải thông báo kết quả hủy với cơ quan thuế.

Chú ý: khi đưa các số hóa đơn hủy hoặc xóa bỏ vào phần mềm các bạn phải gõ đủ 7 chữ số của 1 số hóa đơn, và ngăn cách giữa các số = dấu chấm phẩy ” ; “, không sử dụng dấu cách.

– Cột số 13 ” Số lượng hóa đơn đã sử dụng” : các bạn điền số lượng hóa đơn đã xuất ra, không bao gồm các số đã xóa bỏ, mất, hủy trong kỳ.
Cột 13 = số hóa đơn viết cuối cùng trong kỳ – số hóa đơn viết đầu tiên trong kỳ + 1 – các số hóa đơn: xóa bỏ, mất, hủy.
– Cột số 14, 16, 18 ” Số lượng” máy tự tổng hợp từ các số hóa đơn các bạn điền vào chỉ tiêu 15, 17, 19.
– Cột số 15, 17, 19: các bạn điền số của hóa đơn đã xóa bỏ, mất, hủy trong kỳ. Ví dụ các bạn mất hóa đơn số 0000025 thì các bạn điền 0000025 vào chỉ tiêu 17. Nếu có 2 số hóa đơn trở lên các bạn ngăn cách bằng dấu chấm phảy “;”, không dùng dấu cách để ngắn các con số.
– Cột 20, 21, 22 ” Tồn cuối kỳ” máy tự tổng kết. Kỳ sau các bạn chuyển chỉ tiêu 20 vào chỉ tiêu 6, chỉ tiêu 21 -> chỉ tiêu 7
– Cuối cùng là các bạn nhập tên Người đại diện pháp luật là xong.

Lớp học lấy ví dụ để các bạn dễ hiểu như sau:

Công ty A tồn 26 hóa đơn từ số 25 đến 50. Trong tháng, công ty phát hành thêm 50 hóa đơn từ 51 đến 100. Kết thúc tháng, công ty sử dụng 30 hóa đơn, làm mất 1 hóa đơn, và xóa bỏ 1 hóa đơn. Công ty làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:

Hoặc đăng ký tham gia khoá đào tạo kế toán thuế tổng hợp thực hành của lớp học Kế toán Lê Ánh để được hướng dẫn chi tiết về hóa đơn GTGT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *