Shadow

Hướng dẫn chi tiết cách định khoản các khoản tạm ứng

Hướng dẫn chi tiết cách định khoản các khoản tạm ứng. Các nghiệp vụ liên quan đến tạm ứng là nghiệp vụ thanh toán quan trọng trong doanh nghiệp. Kế toán cần theo dõi chi tiết từng đối tượng tạm ứng để đảm bảo việc tạm ứng đúng nguyên tắc.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách định khoản các nghiệp vụ tạm ứng.

>>> Xem thêm: Thuế xuất thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2016

1. Tài khoản sử dụng: ke toan hanh chinh su nghiep

TK 141″Tạm ứng”

– Nội dung: Phản ánh các khoản tiền đã tạm ứng  cho CaBCNV và việc thanh toán số tiền đó.

Bên nợ: – Các khoản tiền đã tạm ứng cho người lao động trong doanh nghiệp

– Chi tiếp số tạm ứng còn thiếu học xuất nhập khẩu

Bên có:

– Các khoản tạm ứng đã thanh toán  theo số thực chi được duyệt

– Số tạm ứng chi không hết nộp lại quỹ hoặc trừ vào lương

Số dư bên nợ: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán

Tài khoản này được mở và theo dõi chi tiết  cho từng đối tượng nhận tạm ứng, từng lần tạm ứng

2. Hướng dẫn cách định khoản một số nghiệp vụ tạm ứng

a. Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng được thủ trưởng và kế toán trưởng duyệt, kế toán ghi:

Nợ TK 141 (Chi tiết cho từng người nhận tạm ứng)

Có TK 111, TK 112. TK 152…

b. Khi hoàn thành công việc, người tạm ứng lập giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc (Hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, hoá đơn bán lẻ…). Kế toán kiểm tra chứng từ  và đề nghị duyệt thanh toán :

Nợ TK 152, 153, 156… : Sử dụng tiền tạm ứng mua vật tư

Nợ TK 641, 627, 642: Sử dụng tiền tạm ứng chi tiêu hành chính quản trị…

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

Có TK 141 (Chi tiết người nhận tạm ứng): Số thực chi được duyệt

c. Số tiền tạm ứng lớn hơn số thực chi:

Nợ TK 111: Nhập lại quỹ tiền mặt

Nợ TK 334: Nếu trừ vào lương

Có TK 141 (Chi tiết người nhận tạm ứng)

d. Số thực chi lớn hơn số tiền tạm ứng, kế toán sẽ chi tiếp số còn thiếu:

Nợ TK 141 (Chi tiết người nhận tạm ứng):

Có TK 111, 112…

Ví dụ: Tháng 7/2016 tại Công ty Nam Hồng thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên, có tài liệu sau liên quan đến tạm ứng:

  1. Anh Nguyễn Văn Toàn, nhân viên cung ứng vật tư tạm ứng số tiền 10.000.000 đ bằng séc chuyển khoản để mua hàng.

=> Kế toán định khoản:

Nợ TK 141 : 10.000.000 đ

(Chi tiết anh Nguyễn Văn Toàn: 10.000.000 đ)

Có TK 112 : 10.000.000 đ

  1. Sau khi hoàn thành công việc anh Toàn lập giấy thanh toán tạm ứng như sau:

– Mua nguyên vật liệu: Giá mua chưa có thuế GTGT (thuế suất 10%):10.000.000 đ (đã nhập kho theo PNK số 20 ngày 25/7)

– Doanh nghiệp đã đồng ý thanh toán và chi tiếp số tiền còn thiếu bằng tiền mặt.

=> Căn cứ chứng từ thanh toán, Kế toán ghi sổ theo số thực chi:

a. Căn cứ hoá đơn bán hàng:

Nợ TK 152: 10.000.000 đ

Nợ TK 133:   1.000.000đ

Có TK  141:               11.000.000 đ

(Chi tiết anh Nguyễn Văn Toàn: 11.000.000 đ)

b. Doanh nghiệp thanh toán số tiền tạm ứng còn thiếu bằng tiền mặt:

Nợ TK 141                   1.000.000 đ

(Chi tiết anh Nguyễn Văn Toàn:  1.000.000đ)

Có TK 111:                         1.000.000đ

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

https://www.facebook.com/diachihocketoantonghoptotnhat/?ref=aymt_homepage_panel

 HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *