Shadow

Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn có được tính vào chi phí hợp lý hay không

Khi giao dịch doanh nghiệp gặp rất nhiều trường hợp nhận hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn, vậy hóa đơn này có được tính vào chi phí hợp lý hay không, trường hợp này kế toán xử lý thế nàoCác bạn tham khảo bài viết hướng dẫn cụ thể do kế toán trưởng đang giảng dạy khóa học kế toán thực hành tại Hà Nội của trung tâm Lê Ánh trình bày chi tiết tại đây nhé.

Không phải lúc nào mua hàng bạn cũng lấy được hóa đơn Vat, nếu bên bán hàng chỉ cấp được hóa đơn bán lẻ nếu thanh toán nhỏ hơn 200 nghìn thì có được tính vào chi phí hợp lý hay không.  Hóa đơn bán lẻ được tính là chi phí hợp lý hay bị loại bỏ.

Về hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn có được tính vào chi phí hợp lý hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau

I. Nếu doanh nghiệp tự mua hóa đơn bán lẻ tự tạo có giá trị dưới 200.000 đồng

Theo quy đinh của luật thuế TNDN đối với những khoản chi có chứng từ được phản ánh trên hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, có những khoản chi khong đúng theo quy định sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định doanh thu tính thuế. không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để giảm trừ khi tính thuế TNDN.

Những trường họp sử dụng hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn không được tính vào chi phí hợp lý như sau:

_  Liệt kê những khoản chi thực  chi mà không có hóa đơn chứng từ học kế toán hành chính sự nghiệp ở đâu tốt

Trong năm phát sinh doanh thu và điều tra doanh thu chịu thuế mà hóa đơn không hợp pháp hoặc không có hóa đơn hay mua phải hóa đơn của doanh nghiệp đã cấp bỏ trốn, hóa đơn bị hỏng, cắt góc, không thông báo phát hành với cơ quan thuế ….

 Quy định tính hợp lệ với hóa đơn bán lẻ:  Hóa đơn VAT và hóa đơn bán hàng, với những hóa đơn tư in đầy đủ thủ tục, thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế có thông tin hợp đồng và mẫu hóa đơn thời gian thanh lý mẫu hóa đơn đó… được cơ quan thuế duyệt mua đối với hóa đơn thông thường cấp phát hoặc doanh nghiệp trực tiếp tính  thuế GTGT trên doanh thu.

=> Với hóa đơn lẻ:  Quy định với hóa đơn bán lẻ do bộ tài chính phát hành, tự in hoăc đi in từ những cơ sở mua bán hóa đơn trôi nổi trên thị trường hay doanh nghiệp tự thiết kế rồi ghi vào với giá thanh toán trên hoặc dưới 200.000 nghìn sẽ không được chấp nhận.

=> Nếu doanh thu tính thuế TNDN với hóa đơn bán lẻ không hợp lệ thì phải trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán

hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn có được tính vào chi phí hợp lý không

 Hạch toán hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn như thế nào

Các loại hàng được lập bảng kê mà không cần hóa đơn

Doanh nghiệp sử dụng và mua của hô cá nhân tự trồng trọt và bán tại vườn (không phải mua lại của đại lý hay thương lái. Tham khảo chi tiết về loại hóa đơn này tại khoản 2.4 điều 6 của TT 78/2014/TT–BTC.

Các trường hợp sau doanh nghiệp được mua hàng sẽ chỉ cần lập bảng kê mà không cần hóa đơn 

–       Mua nguyên vật liệu đất, đá, sỏi cát do hộ gia đình tự sản xuất bán ra. 

–       Hàng hóa nông, thủy, hải sản của nông dân trực tiếp sản xuất trực tiếp

–       Các mặt hàng thủ công làm từ mây, cói, tre, rơm… hoặc nguyên vật liệu do người lao động tự sản xuất ra.

–       Các mặt hàng phế liệu của người lao động trực tiếp thu nhặt được.

–       Đồ dùng, dịch vụ, tài sản của cá nhân và hộ gia đình ko kinh doanh mà trực tiếp bán hàng

–     Hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân KD có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng ( không bao gồm các trường hợp trên)

Hồ sơ lập bảng kê hàng hóa không cần hóa đơn đầu vào như sau:

–       Biên bản bàn giao hàng hóa

–       Hợp đồng mua bán

–       Chứng từ thanh toán: chuyển khoản qua ngân hàng hoặc tiền mặt

–       Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn GTGT mẫu 01/TNDN (được ban hành kèm theo TT 78/2014/TT–BTC).

Lưu ý khi làm hồ sơ kế toán không được tự ý ký hoặc chế chữ ký mà phải có chữ ký thật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm và ký.

–       Chứng minh phô tô của người bán

–       Biên bản cam kết tốt nhất là có xác nhận của địa phương là hộ cá nhân, gia đình đó tự làm ra sản phẩm trên không phải kinh doanh mua bán làm căn cứ giải trình thuế sau này tránh bị thuế nghi ngờ mua khống chi phí,và xuất toán chi phí truy thu thuế TNDN

hóa đơn bán lẻ

II.    Những trường hợp mua hàng bán lẻ dưới 200.000 không phải xuất hóa đơn trong cùng mục đó

Đối với trường hợp mua hàng bản lẻ dưới 200. 000 nghìn không xuất hóa đơn dựa theo TT39/2014/TT–BTC ban hành ngày 31/ 3/2014 thi hành nghi định 51/2010/NĐ–CP áp dụng trong quy định về hóa đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Quy định về hàng hóa dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, mặc dù người mua không lấy nhưng  người bán vẫn phải lạp háo đơn ghi rõ tên địa chi hoặc lý do như “người mua không lấy hóa đơn” hay“người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Những điều cần biết về hóa đơn bán lẻ có giá trị dưới 200.000 nghìn mỗi lần thì sẽ không phải lập hóa đơn bán lẻ trừ trường hợp người mua yêu cầu lập hóa đơn bán lẻ

Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn thì người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Trên bảng kê có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, kèm theo tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập.

 Với những trường hợp người bán hàng nộp thuế theo phương pháp khấu trự thì bảng kê bán lẻ phải ghi rõ tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng” tại mẫu 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Kết thúc ngày làm việc, lập háo đơn GTGT hoăc háo đơn bán hàng ghi rõ số tiền bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ lại các liên giao cho người mua còn lại những liên khác thực hiện luân chuyển theo định mức. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Như vây: Với trường hợp hàng hóa  bán lẻ mà người mua hóa đơn không lấy thì cuối ngày phả xuât một hóa đơn tổng số tiền đã bán được trong ngày để lưu lại.

Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn không cần xuất hóa đơn, với bên bán hàng còn bên mua hàng nếu muốn được tính là chi phí hợp lý thì phải có hóa đơn mua hàng có giá trị  lớn hoặc nhỏ dưới 200.0000 trừ các trường hợp được lập bảng kê bán hàng.

 Như vạy hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn sẽ được tính là chi phí hợp lệ nếu có hóa đơn hợp pháp và co bảng kê kèm theo.

Bài viết xem thêm: Cách phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

 Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *