Shadow

 Bảng cân đối số phát sinh không cân làm như thế nào

Cuối mỗi tháng, mỗi quý, kế toán phải lập bảng cân đối phát sinh để theo dõi cũng như cân bằng  sự biến động của các tài khoản trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc cũng như xử lý các số liệu các nghiệp vụ, kế toán có thể mắc phải một số sai sót dẫn đến bảng cân đối không cân. Vậy, xử lý trường hợp này như thế nào?  Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ chia sẻ với các bạn qua bài viết : “Bảng cân đối số phát sinh không cân làm như thế nào “

>>>>> xem thêm: Hóa đơn dưới 200 nghìn có được tính vào chi phí hợp lý hay không? 

I: Bảng cân đối số phát sinh không cân làm như thế nào

1.Kế toán thực hiện kiểm tra các bút toán kết chuyển cuối kỳ học kế toán hành chính sự nghiệp ở đâu tốt

– Việc đầu tiên mà kế toán phải làm là kiểm tra xem đã thực hiện đầy đủ bút toán kết chuyển cuối kỳ hay chưa. Một số trường hợp, sau khi kết chuyển doanh thu, chi phí thì không kết chuyển lãi/lỗ làm cho bảng cân đối kế toán không cân.

– Các bút toán kết chuyển cuối kỳ bao gồm:

Bút toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng (với những doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ).

Bút toán kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí

Bút toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và tính thuế TNDN phải nộp (nếu có)

Bút toán kết chuyển lãi, lỗ sang tài khoản lợi nhuận chưa phân phối

2.Kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu các tài khoản với sổ theo dõi chi tiết

Kiểm tra, đối chiếu số dư và số phát sinh ở tài khoản 111 với sổ quỹ tiền mặt.

Kiểm tra, so sánh số dư và số phát sinh của tài khoản 112 với sổ phụ ngân hàng.

Đối chiếu số dư tài khoản 1331 với tờ khai thuế (Nếu doanh nghiệp vẫn còn số thuế GTGT được khấu trừ) hoặc tài khoản 3331 với doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT.

So sánh số liệu trên tài khoản 142, TK 242, TK 214 với bảng số liệu trong phân bổ chi phí trả trước hoặc bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

So sánh, đối chiếu số liệu các tài khoản kho (từ tài khoản 151 đến tài khoản 157) với bảng chi tiết nhập xuất tồn nguyên vật liệu, hàng hóa.

Đối chiếu số dư của các tài khoản 131, 331 với sổ chi tiết công nợ phải thu, công nợ phải trả.

Kiểm tra số dư bên Nợ, bên Có của các tài khoản xem đã đúng với bản chất kế toán của các tài khoản chưa.

Kiểm tra số dư bên Nợ, bên Có của các tài khoản xem đã đúng với bản chất kế toán của các tài khoản chưa

Kiểm tra số dư bên Nợ, bên Có của các tài khoản xem đã đúng với bản chất kế toán của các tài khoản

Các TK phản ánh doanh thu và chi phí (từ tài khoản đầu 5 đến đầu 9) không có số dư cuối kỳ.

Các tài khoản loại 1 và loại 2 không có só dư bên có. Trừ một số tài khoản như 159, 214 …

Các tài khoản loại 3 và loại 4 không có số dư bên nợ. Trừ một số tài khoản như 352, 421 …

TK 131, 331 có thể dư ở cả hai bên ( vừa Nợ, vừa Có)

TK 112 phải khớp với sổ phụ ngân hàng.

TK 133, 3331 phải khớp với các chỉ tiêu trên tờ khai thuế.

TK 156  phải khớp với BCNXT kho

TK 242 phải khớp với dòng tổng cộng trên bảng phân bổ 242

TK 214 phải khớp với dòng tổng cộng trên bảng khấu hao 211.

Sau khi kiểm tra, bạn phát hiện được chênh lệch và tìm nghiệp vụ theo chênh lệch đó sẽ nhanh hơn, kiểm tra cách định khoản xem có sai sót không và điều chỉnh (Nếu có).

3: Kế toán xử lý sai sót bảng cân đối số phát sinh không cân

Nguyên tắc xử lý ở đây là sai phần nào sửa chữa phần đấy.

Nếu sai sót ở phần định khoản, kế toán sửa lại định khoản.

Nếu quỹ tiền âm (tài khoản 111 dư có ở 1 thời điểm nào đó) chưa tìm được nguyên nhân, xử lý nhanh bằng cách vay ngắn hạn cá nhân hoặc lên kế hoạch thu hồi công nợ để bổ sung quỹ trước khi chi tiền.

Nếu sai sót do chưa thực hiện phân bổ chi phí trả trước, chi phí khấu hao TSCĐ, thì kế toán thực hiện bút toán phân bổ cho phù hợp.

Nếu hàng tồn kho bị âm hoặc sai so với bảng nhập – xuất – tồn:

Kiểm tra giá xuất kho xem có đã được tính đúng chưa

Kiểm tra xem có xuất hàng trước khi có phiếu nhập kho không?

 Như vậy , Với mỗi trường hợp nhất định, kế toán sẽ có những phương pháp và cách xử lý với mỗi trường hợp nhất định. Tuy nhiên, để hạn chế nhất những việc phải sửa đi sửa lại và tìm cách xử lý thì kế toán trong quá trình làm việc nên cẩn thận và hết sức tỉ mỉ xử lý các tài liệu tránh các sai sót không đáng có. Nâng cao kỹ năng kế toán của mình bằng cách tham gia học các lớp kế toán tổng hợp thực hành, kế toán thuế chuyên sâu bạn nhé !!

Các bạn xem thêm cái bài viết tại: http://ketoanleanh.edu.vn/
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *